Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Những lí do mà bạn thất bại trong nghề tài chính


Cố chấp
Những người có tính cách như vậy thường ẩn nấp xung quanh bạn, huênh hoang tự đắc vào những thời điểm không thích hợp. Nhất là lúc bạn có một báo cáo cần phải nộp trong 2 giờ tới, ngay trước khi buổi họp bắt đầu và bạn khi đang vội vã đi vào nhà vệ sinh.

Những người cố chấp chỉ chú ý đến chính mình và dành rất ít thời gian quan tâm đến mục tiêu của nhóm cũng như của công ty. Bên cạnh đó, những người này còn vạch tội đồng nghiệp với những nhận xét khó nghe, nịnh hót cấp trên, nhưng khi họ gặp những người có trình độ cao hơn hẳn hoặc có vị trí cao hơn trong công ty, họ tôn thờ những người này.

Vì sao họ thất bại:

Họ làm tốn thời gian của người khác và làm phiền mọi người. Họ khiến tinh thần của nhóm sa sút bằng cách làm nhụt chí người khác và đưa ra những nhận xét khó chịu, do đó hoạt động nhóm sẽ bị ảnh hưởng.

Một tổ chức hoạt động tốt có thể loại bỏ những thành viên này sau khi các thành viên còn lại trong nhóm đồng ý. Nhưng họ lại là những người có thể có năng suất làm việc cao và một số nhà quản trị không muốn để họ đi.

2. Tư lợi

Đây là những người thường hay tuyên bố sẽ quan tâm đến mục tiêu chung của nhóm cũng như của tổ chức nếu việc này giúp nâng cao hình ảnh của họ trong công ty. Những người này thực sự chỉ bám theo những mong muốn của cá nhân. Khi công ty gặp phải bất trắc hoặc khó khăn - thời điểm mỗi nhân viên cần phải cố gắng hơn để vượt qua - thì những người này ngay lập tức chuyển việc hoặc sẽ làm việc cầm chừng vì chỗ đứng của họ trong công ty.

Vốn am hiểu về mọi khía cạnh của ngành tài chính, những kẻ tư lợi này thường bị ám ảnh bởi việc nghiên cứu các số liệu thống kê về lương và thưởng trong ngành và thường lén lút điều tra lương thưởng của đồng nghiệp.

Vì sao họ thất bại:

Tư lợi không phải là tố chất của các nhà quản lý. Những chuyên gia tài chính có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo thường sở hữu các tố chất của về quản trị và quản lý.

Nền tảng của lãnh đạo là phục vụ cho lợi ích của công ty và của tập thể. Các hành vi ích kỉ như sự ganh đua, chủnghĩa bành trước, đâm lén sau lưng, phá hoại và không có kĩ năng làm việc nhóm sẽ làm hủy hoại văn hóa doanh nghiệp.

3. Khép kín

Những người này thành công trong rất nhiều môn học khi còn cắp sách đến trường. Họ đọc nhiều nhưng tiếc thay lại hoàn toàn bỏ qua kĩ năng giao tiếp và cảm thấy rất khó khăn trong việc truyền đạt ý tưởng một cách cô đọng và dễ hiểu, thậm chí đối với những vấn đề hết sức giản đơn.

Vì là những người khép kín nên họ có thể từ chối các khóa huấn luyện cần thiết để trau dồi kĩ năng giao tiếp hoặc quản lý.

Vì sao họ thất bại:

Do thích được ở một mình và né tránh đồng nghiệp khi cần làm việc theo nhóm nên những khép kín gây ra mất đoàn kết trong nhóm. Thường thì nếu có mâu thuẫn trong nhóm, họ không thể tập hợp được sức mạnh cần thiết để ủng hộ cho những điều đúng đắn.

Những người này nhường cơ hội thăng chức cho những đồng nghiệp biết tự khẳng định bản thân hơn.

4. Chậm tiến

Từ những thành công trong trường học và các công việc trước đây, những người này tin rằng sự thành công đó là nhờ tố chất của mình chứ không phải nhờ làm việc chăm chỉ, sâu sắc và chấp hành nghiêm chỉnh. Người chậm tiến dễ thỏa mãn với bản thân, và thường chờ nước đến chân mới nhảy.

Vì sao họ thất bại:

Nộp báo cáo tài chính hàng tháng và hàng quý trễ là không thể chấp nhận trong ngành tài chính. Thay vào đó, nếu họ nộp đúng hạn thì chất lượng sa sút thảm hại.

Trong ngành tài chính, sự bế tắc sẽ dẫn đến trễ thời hạn hoặc chất lượng công việc kém. Để hoạt động làm việc theo nhóm hiệu quả hơn thì ban quản trị sẽ sa thải những nhân viên này.
5. Mù Excel

Họ là những người xuất sắc trong các lớp học về kế toán và tài chính. Những người này nắm rất vững các lý thuyết nhưng những lý thuyết này không có nhiều ý nghĩa thực tiễn.

Trong lĩnh vực tài chính, các kĩ năng thực tế như kiến thức excel vững vàng mới là động lực để được trao nhiều trách nhiệm hơn, nâng cao năng suất làm việc và tính chính xác của các công thức tính toán.

Làm sao một người có thể thành công trong tài chính mà không giỏi giao tiếp và tính toán? Người mù excel không biết nhiều về phím tắt, câu lệnh, công thức, và phần phụ trợ.

Vì sao họ thất bại:

Những người mù excel luôn áp dụng các công thức và số liệu excel sai. Những người thiếu hoặc không có kinh nghiệm thực tế cho rằng kiến thức tài chính siêu việt của mình có thể được ứng dụng vào thực tiễn công việc.

Họ có thể lãng phí rất nhiều thời gian để làm lại cũng như điều tra nguyên nhân sai sót trong bảng tính hoặc các vấn đề về dữ liệu, đặc biệt là trong các dự án lớn. Họ cũng có thể phá hủy tất cả sự nghiệp của mình. Sự bối rối và giận giữ điên cuồng của những người quản lý cấp trên hoặc khách hàng sẽ đến tai giám đốc.

6. Dễ mắc lỗi

Những người dễ mắc lỗi thường là các chuyên viên phân tích hoặc trợ lý cấp thấp có nhiều mối quan hệ và đi cửa sau để vào công ty. Anh/cô ta học cùng trường với người phỏng vấn, hoặc có bố là nhà đầu tư tại công ty.

Chúng ta sẽ không thấy những nhân viên cấp cao thuộc dạng này vì họ đã bị loại ngay thậm chí khi có mối quan hệ tốt. Nói đúng hơn là sự tín nhiệm và tin cậy là những yếu tố quan trọng đem lại thành công trong ngành tài chính.

Một điều đáng tiếc là những người dễ mắc lỗi thường lãng phí thời gian để tơ tưởng tới những thú vui về đêm hoặc chỉ quan tâm đến tỷ số bóng đá chứ không phải công việc. Chất lượng công việc của người này sa sút và việc nhóm trì trệ vì phải tốn thời gian làm lại và tìm hiểu sai sót do họ gây ra.

Vì sao họ thất bại:

Họ bị đuổi việc vì đó là việc cần làm để tiết kiệm chi phí. Những người dễ mắc lỗi không có khả năng theo kịp những thay đổi lớn, dự báo sai hoặc quá lạc quan về tình hình ngành và tính toán sai.

Nếu như tài chính được xem là bóng đá thì người dễ mắc lỗi là những cầu thủ không bao giờ nhận bóng hay chuyền bóng khi bóng đến chân họ.

7. Thờ ơ vô cảm

Người thờ ơ vô cảm không quan tâm gì cả; họ chỉ biết làm việc để không bị sa thải - không hơn. Trong khi những người khác khẩn trương làm việc kịp thời hạn, thì người thờ ơ vô cảm lại không bao giờ thể hiện sự đam mê.

Đừng phí lời khi nói cho họ biết những vấn đề quan trọng vì những lời nói đó sẽ từ tai này chạy sang tai kia.

Vì sao họ thất bại:

Người thờ ơ vô cảm không bao giờ cập nhật thông tin. Đối với họ, hình như không có chuyện gì xảy ra khi Giám đốc tài chính thường xuyên gửi email thông báo tính chất quan trọng của việc tuân thủ theo các quy định mới hay chi phí vốn mới của công ty là 12%.

Họ không tuân thủ những quy định cơ bản tối quan trọng trong công ty hoặc cung cấp những phép tính sử dụng sai thông số  để đánh giá một dự án mới. Vì người thờ ơ vô cảm không bắt kịp được với mọi thứ, họ sẽ sớm bị loại ra khỏi công ty.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét