Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Nhận được lợi ích từ việc đi làm trễ nhưng không thể đi trễ mãi

Tôi thức dậy vào lúc 6 giờ sáng, 3 tiếng trước khi tới giờ làm việc, nhưng tôi vẫn đến công ty trễ 10 phút.



Đối với tôi điều này khá là bình thường. Thường thì tôi luôn trễ làm một chút như vậy. Ý tôi không phải là mình xứng đáng được đối xử khác biệt so với mọi người - đơn giản chỉ là tôi luôn như vậy.

Vậy quãng thời gian gần 3 tiếng từ lúc thức dậy đến lúc tới giờ làm việc tôi thường làm gì? Tôi làm nhiều thứ: một bài tập thể dục nhẹ, bữa sáng, xem tin tức, và cả mơ màng khi thay quần ngủ,...

Tôi nhìn vào đồng hồ và nghĩ; "Ồ, mình vẫn còn nhiều thời gian. Một lúc sau, tôi chỉ có 40 phút để đến công ty trong khi phải mất 45 phút để tới".

Điều này xảy ra với mọi công việc tôi từng làm. Bạn thấy đấy, tôi là một người có thói quen tới trễ và dường như tôi không cá biệt.

Nhà tư vấn Diana DeLonzor từng nói: "Hầu hết những người đến trễ sẽ đi trễ suốt đời, và chậm trễ trong mọi hoạt động - dù tốt hay xấu".

Một vài nghiên cứu khoa học đã đưa ra những kết quả đáng ngạc nhiên, đó là cội gốc của vấn đề luôn đi trễ có thể đã ăn sâu vào trong não bộ của bạn, khiến bạn khó có thể thay đổi. Vì vậy, nếu bạn là một người thường xuyên đến trễ, tôi sẽ thấy rất cảm thông với những lời chỉ trích mà bạn bè dành cho bạn.

Tôi hiểu bạn không lười biếng, thiếu hiệu quả, kém thận trọng hay có vấn đề. Tôi hiểu rằng bạn không hề muốn xúc phạm ai vì sự chậm trễ của mình. Đó đơn giản chỉ là kết quả từ sự kết hợp giữa tâm lý và bản chất con người bạn, chứ không có gì hơn.

Mặc dù chịu nhiều chỉ trích, những người đến trễ như chúng ta, đôi khi, lại nhận được những lợi ích tiềm ẩn.

Mọi người thường bảo những kẻ đi trễ thật vô vọng, thật ra họ luôn đầy hy vọng.

Những người đến trễ thường luôn có xu hướng lạc quan hơn. Họ tin rằng mình có thể hoàn thành nhiều công việc trong một thời gian giới hạn hơn so với những
người khác và không lo lắng khi phải làm nhiều việc một lúc. Một cách đơn giản, họ luôn đầy hy vọng.

Suy nghĩ này biến họ thành những kẻ không thực tế và rất kém để ước lượng thời gian, nhưng nó lại mang lại nhiều hệ quả tốt trong thời gian dài.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lạc quan có tác động rất tốt cho sức khỏe, từ giảm stress cho tới ngăn ngừa nguy cơ tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch.

Về cơ bản, hạnh phúc và lạc quan giúp bạn sống lâu hơn.

Việc duy trì một góc nhìn lạc quan là cách rất quan trọng để đạt thành công trong sự nghiệp. Thống kê cho thấy hạnh phúc giúp tăng cường năng suất lầm việc, sáng tạo và đoàn kết trong công việc.

Một nghiên cứu của Đại học san Diego đã thử tìm mối liên hệ giữa những người có tính cách thuộc nhóm B - những người thoải mái và hay đi muộn. Đó là những người không quan tâm lắm đến những mảnh ghép nhỏ, họ tập trung vào bức tranh lớn và nhìn tương lai như những cơ hội vô hạn.

Thật ra, thời gian chỉ là tương đối, hãy học cách sống trong thực tại

Chúng ta cũng nên nhớ rằng việc đúng giờ chỉ là khái niệm tương đối. Đúng giờ và đi trễ rất khác biệt nếu bạn đi sang các nền văn hóa khác nhau.

Tại Mỹ, chúng ta thường coi việc đi trễ là dấu hiệu của người làm việc.

Khi bạn tới trễ, người Mỹ cho rằng thời gian của họ quan trọng và đáng giá hơn là việc ngồi chờ ai đó. "Thời gian là vàng bạc".

Nhưng nếu bạn tới châu Âu, thật kỳ diệu khi mỗi quốc gia đưa ra một khái niệm thời gian rất khác nhau.

Tại Đức, một quy tắc cực kỳ quan trọng: Đúng giờ là điều quan trọng nhất. Khi ông Putin tới trễ buổi họp, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bỏ về vì đó làcách người Đức làm việc.

Mặc dù vậy, nếu bạn tới Tây Ban Nha, bạn sẽ thấy thời gian hoàn toàn khác biệt tại đây. Người Tây Ban Nha có đồng hồ sinh hoạt riêng và nổi tiếng với việc ăn tối vào lúc 10 giờ đêm.

Căng buồm đến châu Mỹ La Tinh, bạn sẽ thấy việc đúng giờ cũng không mấy quan trọng.

Nó cho thấy, chúng ta đều làm việc theo cách của mình.

Mọi người nói rằng đi trễ gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế, hay làm việc đúng giờ là yếu tố thiết yếu duy trì sự hiệu quả trong công việc. Nhưng khi bạn nhìn vào thực tế người Mỹ làm việc đúng giờ nhưng vẫn có năng suất thấp, những lập luận cảm tính trên trở nên sáo rỗng.

Cả về mặt xã hội lẫn cá nhân, chúng ta đều cần tìm điểm cân bằng giữa đi trễ và đúng giờ. Lịch làm việc là quan trọng, nhưng phá vỡ nó cũng không hẳn là tận thế.

Một cách trừu tượng, những người đi muộn khi nhìn thấy một bông hoa hồng sẽ ngắm nghía và ngửi hương, trong khi những người đi đúng giờ sẽ cố gắng học một vài điều từ bông hoa đó.

Cuộc sống không bao giờ có nghĩa là lên kế hoạch tới từng chi tiết cuối cùng. Thay vào đó, chúng ta cũng nên biết tận hưởng từng khoảnh khắc. Sống ngay trong thực tại mới là điều quan trọng. Đôi khi, cứ "trôi theo dòng chảy" lại mang tới cho bạn nhiều lợi ích hơn.

Chúng ta không nên bỏ quá nhiều thời gian để nghĩ về quá khứ hay mơ mộng về tương lai, hoặc chúng ta có thể bỏ lỡ những điều đáng giá quanh mình.

Tư vấn ngành IT


Chào mọi người, em là sv năm 4 DH CNTT ngành Hệ thống thông tin. Em muốn trở thành một BA business analyst  nhưng hiện tại kiến thức về kinh tế chưa có, và kỹ năng IT cũng chỉ ở mức lý thuyết trong trg. Em muốn trở thành BA trong lĩnh vực IT (ứng dụng IT trong business để mang lại lợi nhuận cho cty)

Em dự định cần phải làm phụ tá cho BA trước để học hỏi kinh nghiệm cũng như kiến thức kt. Điều này có hợp lý ko? Và nếu ko thì nên làm gì để trở thành BA? Mọi người có ai là BA có thể tư vấn giúp em dc ko ah. Xin cảm ơn.

Cần phải có kiến thức gì để lên tới Brand Manager


Từ ngày lơ ngơ vào nghề đến giờ cũng đã được hơn 1 năm, tuy chưa hết lơ ngơ nhưng mình cũng đã găm được chút ít kinh nghiệm nghề nghiệp. mình có tìm hiểu được về career roadmap của 1 ng làm marketing là từ marketing executive sẽ lên senior marketing excutive và làm tới marketing Director. Vậy từ 1 nhân viên marketing để lên tới Brand Manager thì thông thường sẽ mất khoảng bao nhiêu năm và cần phải có những kiến thức gì để trở thành 1 brand manager vậy? Rất mong nhận được chia sẻ của mọi người!

Những lí do mà bạn thất bại trong nghề tài chính


Cố chấp
Những người có tính cách như vậy thường ẩn nấp xung quanh bạn, huênh hoang tự đắc vào những thời điểm không thích hợp. Nhất là lúc bạn có một báo cáo cần phải nộp trong 2 giờ tới, ngay trước khi buổi họp bắt đầu và bạn khi đang vội vã đi vào nhà vệ sinh.

Những người cố chấp chỉ chú ý đến chính mình và dành rất ít thời gian quan tâm đến mục tiêu của nhóm cũng như của công ty. Bên cạnh đó, những người này còn vạch tội đồng nghiệp với những nhận xét khó nghe, nịnh hót cấp trên, nhưng khi họ gặp những người có trình độ cao hơn hẳn hoặc có vị trí cao hơn trong công ty, họ tôn thờ những người này.

Vì sao họ thất bại:

Họ làm tốn thời gian của người khác và làm phiền mọi người. Họ khiến tinh thần của nhóm sa sút bằng cách làm nhụt chí người khác và đưa ra những nhận xét khó chịu, do đó hoạt động nhóm sẽ bị ảnh hưởng.

Một tổ chức hoạt động tốt có thể loại bỏ những thành viên này sau khi các thành viên còn lại trong nhóm đồng ý. Nhưng họ lại là những người có thể có năng suất làm việc cao và một số nhà quản trị không muốn để họ đi.

2. Tư lợi

Đây là những người thường hay tuyên bố sẽ quan tâm đến mục tiêu chung của nhóm cũng như của tổ chức nếu việc này giúp nâng cao hình ảnh của họ trong công ty. Những người này thực sự chỉ bám theo những mong muốn của cá nhân. Khi công ty gặp phải bất trắc hoặc khó khăn - thời điểm mỗi nhân viên cần phải cố gắng hơn để vượt qua - thì những người này ngay lập tức chuyển việc hoặc sẽ làm việc cầm chừng vì chỗ đứng của họ trong công ty.

Vốn am hiểu về mọi khía cạnh của ngành tài chính, những kẻ tư lợi này thường bị ám ảnh bởi việc nghiên cứu các số liệu thống kê về lương và thưởng trong ngành và thường lén lút điều tra lương thưởng của đồng nghiệp.

Vì sao họ thất bại:

Tư lợi không phải là tố chất của các nhà quản lý. Những chuyên gia tài chính có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo thường sở hữu các tố chất của về quản trị và quản lý.

Nền tảng của lãnh đạo là phục vụ cho lợi ích của công ty và của tập thể. Các hành vi ích kỉ như sự ganh đua, chủnghĩa bành trước, đâm lén sau lưng, phá hoại và không có kĩ năng làm việc nhóm sẽ làm hủy hoại văn hóa doanh nghiệp.

3. Khép kín

Những người này thành công trong rất nhiều môn học khi còn cắp sách đến trường. Họ đọc nhiều nhưng tiếc thay lại hoàn toàn bỏ qua kĩ năng giao tiếp và cảm thấy rất khó khăn trong việc truyền đạt ý tưởng một cách cô đọng và dễ hiểu, thậm chí đối với những vấn đề hết sức giản đơn.

Vì là những người khép kín nên họ có thể từ chối các khóa huấn luyện cần thiết để trau dồi kĩ năng giao tiếp hoặc quản lý.

Vì sao họ thất bại:

Do thích được ở một mình và né tránh đồng nghiệp khi cần làm việc theo nhóm nên những khép kín gây ra mất đoàn kết trong nhóm. Thường thì nếu có mâu thuẫn trong nhóm, họ không thể tập hợp được sức mạnh cần thiết để ủng hộ cho những điều đúng đắn.

Những người này nhường cơ hội thăng chức cho những đồng nghiệp biết tự khẳng định bản thân hơn.

4. Chậm tiến

Từ những thành công trong trường học và các công việc trước đây, những người này tin rằng sự thành công đó là nhờ tố chất của mình chứ không phải nhờ làm việc chăm chỉ, sâu sắc và chấp hành nghiêm chỉnh. Người chậm tiến dễ thỏa mãn với bản thân, và thường chờ nước đến chân mới nhảy.

Vì sao họ thất bại:

Nộp báo cáo tài chính hàng tháng và hàng quý trễ là không thể chấp nhận trong ngành tài chính. Thay vào đó, nếu họ nộp đúng hạn thì chất lượng sa sút thảm hại.

Trong ngành tài chính, sự bế tắc sẽ dẫn đến trễ thời hạn hoặc chất lượng công việc kém. Để hoạt động làm việc theo nhóm hiệu quả hơn thì ban quản trị sẽ sa thải những nhân viên này.
5. Mù Excel

Họ là những người xuất sắc trong các lớp học về kế toán và tài chính. Những người này nắm rất vững các lý thuyết nhưng những lý thuyết này không có nhiều ý nghĩa thực tiễn.

Trong lĩnh vực tài chính, các kĩ năng thực tế như kiến thức excel vững vàng mới là động lực để được trao nhiều trách nhiệm hơn, nâng cao năng suất làm việc và tính chính xác của các công thức tính toán.

Làm sao một người có thể thành công trong tài chính mà không giỏi giao tiếp và tính toán? Người mù excel không biết nhiều về phím tắt, câu lệnh, công thức, và phần phụ trợ.

Vì sao họ thất bại:

Những người mù excel luôn áp dụng các công thức và số liệu excel sai. Những người thiếu hoặc không có kinh nghiệm thực tế cho rằng kiến thức tài chính siêu việt của mình có thể được ứng dụng vào thực tiễn công việc.

Họ có thể lãng phí rất nhiều thời gian để làm lại cũng như điều tra nguyên nhân sai sót trong bảng tính hoặc các vấn đề về dữ liệu, đặc biệt là trong các dự án lớn. Họ cũng có thể phá hủy tất cả sự nghiệp của mình. Sự bối rối và giận giữ điên cuồng của những người quản lý cấp trên hoặc khách hàng sẽ đến tai giám đốc.

6. Dễ mắc lỗi

Những người dễ mắc lỗi thường là các chuyên viên phân tích hoặc trợ lý cấp thấp có nhiều mối quan hệ và đi cửa sau để vào công ty. Anh/cô ta học cùng trường với người phỏng vấn, hoặc có bố là nhà đầu tư tại công ty.

Chúng ta sẽ không thấy những nhân viên cấp cao thuộc dạng này vì họ đã bị loại ngay thậm chí khi có mối quan hệ tốt. Nói đúng hơn là sự tín nhiệm và tin cậy là những yếu tố quan trọng đem lại thành công trong ngành tài chính.

Một điều đáng tiếc là những người dễ mắc lỗi thường lãng phí thời gian để tơ tưởng tới những thú vui về đêm hoặc chỉ quan tâm đến tỷ số bóng đá chứ không phải công việc. Chất lượng công việc của người này sa sút và việc nhóm trì trệ vì phải tốn thời gian làm lại và tìm hiểu sai sót do họ gây ra.

Vì sao họ thất bại:

Họ bị đuổi việc vì đó là việc cần làm để tiết kiệm chi phí. Những người dễ mắc lỗi không có khả năng theo kịp những thay đổi lớn, dự báo sai hoặc quá lạc quan về tình hình ngành và tính toán sai.

Nếu như tài chính được xem là bóng đá thì người dễ mắc lỗi là những cầu thủ không bao giờ nhận bóng hay chuyền bóng khi bóng đến chân họ.

7. Thờ ơ vô cảm

Người thờ ơ vô cảm không quan tâm gì cả; họ chỉ biết làm việc để không bị sa thải - không hơn. Trong khi những người khác khẩn trương làm việc kịp thời hạn, thì người thờ ơ vô cảm lại không bao giờ thể hiện sự đam mê.

Đừng phí lời khi nói cho họ biết những vấn đề quan trọng vì những lời nói đó sẽ từ tai này chạy sang tai kia.

Vì sao họ thất bại:

Người thờ ơ vô cảm không bao giờ cập nhật thông tin. Đối với họ, hình như không có chuyện gì xảy ra khi Giám đốc tài chính thường xuyên gửi email thông báo tính chất quan trọng của việc tuân thủ theo các quy định mới hay chi phí vốn mới của công ty là 12%.

Họ không tuân thủ những quy định cơ bản tối quan trọng trong công ty hoặc cung cấp những phép tính sử dụng sai thông số  để đánh giá một dự án mới. Vì người thờ ơ vô cảm không bắt kịp được với mọi thứ, họ sẽ sớm bị loại ra khỏi công ty.

Sự kiện 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Chào cả nhà, mấy ngày nay có rất nhiều người bạn hỏi tôi về sự kiện Vinh danh 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2014 do Anphabe tổ chức. Bạn bè tôi đều làm HR cả nên họ rất quan tâm đến sự kiện lần này nhưng chưa có cơ hội tham gia. Vì vậy hôm nay tôi xin chia sẻ với mọi người một số thông tin thú vị về sự kiện mà tôi được tham dự. Hi vọng sẽ bổ ích với những thành viên của Anphabe và hơn hết là các anh chị HR. 


Lễ vinh danh 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất VN 2014 được tổ chức tại khách sạn Lotte Legend trên đường Tôn Đức Thắng, Quận 1, HCM. 

Tôi đến sớm hơn một chút nên có dịp quan sát và chụp vài tấm ảnh giúp mọi người hình dung được không gian và mọi hoạt động của sự kiện. 

Khu vực lễ tân đón khách
Sự kiện diễn ra vào buổi sáng nên không thể thiếu các loại thức uống hỗ trợ tinh thần quen thuộc của dân văn phòng. Khu vực Trà - Coffee dành riêng cho khách mời của sự kiện.
Không gian bên trong khán phòng được trang trí rất trang trọng và lịch sự.
Trên mỗi bàn ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn giấy, bút ghi chép và bảng danh sách Nơi Làm Việc Tốt Nhất 2014 dành cho khách mời để mọi người có thể nắm chi tiết hơn về các hạng mục giải thưởng cũng như các công ty đoạt giải. 
8:30 -  Khách mời đã đến đông đủ và ngồi vào chỗ đã được ban tổ chức sắp xếp. Thật sự hôm đó rất đông mọi người ạ, sự kiện của Anphabe thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng nhân sự đến từ các công ty lớn của Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia trên toàn quốc. 
Tại sự kiện lần này cũng có sự góp mặt của các gương mặt nổi tiếng đến từ các đơn vị thuộc top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam như Unilever Việt Nam, Microsoft Việt Nam, Bosch Việt Nam...
Khảo sát Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt do công ty Anphabe và công ty nghiên cứu thị trường Nielsen phối hợp thực hiện hàng năm với các phương pháp đo lường chuyên sâu và liên tục cập nhật. 

Phần đầu của chương trình Bà Thanh Nguyễn - Giám đốc điều hành Công ty Anphabe và ông Trần Minh Tuấn - Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường Công ty Nielsen Việt Nam cùng chia sẻ những xu hướng động cơ nghề nghiệp của người đi làm tại Việt Nam. Khảo sát năm nay được triển khải từ tháng 10/2014 - 1/2015 với quy mô lớn hơn 2013. Theo thông tin tại sự kiện năm nay có 15,578 đáp viên thuộc 24 ngành nghề trên toàn quốc hoàn thành. 

Khảo sát cũng đưa ra những phân khúc nhân tài chính trong trong thị trường lao động VN bao gồm 5 nhóm người với tính cách và đặc điểm khác nhau: Nhóm Khám Phá Thử Thách, Nhóm Khát Khao Thành Công, Nhóm Theo Đuổi Đam Mê, Nhóm Thích Ổn Định và Nhóm Thích Đồng Đội. Cả 5 nhóm đều có chung mục tiêu về Cân bằng công việc & Cuộc sống; Có đủ tiền để sống thoải mái và Có được công việc ổn định và đảm bảo. 
Bà Thanh Nguyễn cho biết điểm của khảo sát năm nay là các doanh nghiệp vừa có thể đo lường sức khỏe THNTD nội bộ (dựa trên ý kiến nhân viên) và sức khỏe THNTD bên ngoài (dựa trên ý kiến nhân tài mục tiêu trong ngành). Xếp hạng Nơi Làm Việc Tốt NHất VN dựa trên kết quả đo lường sức khỏe THNTD bên ngoài và không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tham gia đo lường sức khỏe THNTD nội bộ hay không. Bà Thanh cũng chia sẻ thêm tại buổi lễ rằng "Mục tiêu của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc vinh danh 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam mà quan trọng hơn, các phương pháp đo lường sức khỏe THNTD ngày càng được cập nhật chuyên sâu và bài bản của khảo sát sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu cụ thể của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao sức hấp dẫn trong mắt cả nhân viên và ứng viên hiệu quả".
Ông Trần Minh Tuấn cũng đi vào chi tiết những công thức đo lường sức khỏe THNTD để các doanh nghiệp rõ hơn trước khi công bố kết quả.

Khảo sát đo lường sức khoẻ THNTD nội bộ được thực hiện theo mô hình Think – Feel – Act, đo lường cụ thể các biểu hiện tiêu biểu về sự yêu mến của nhân viên với THNTD qua Suy Nghĩ – Tình Cảm - Hành Động tích cực, so sánh với mức trung bình toàn thị trường và đưa ra hướng cải thiện để doanh nghiệp tham khảo và có sự điều chỉnh phù hợp.
Trong khi đó Khảo sát đo lường sức khoẻ THNTD bên ngoài lại sử dụng phương pháp đo lường 4 giai đoạn thu hút nhân tài cụ thể: từ Awareness – Mức nhận biết về nhà tuyển dụng; Interest – Mức quan tâm chọn công ty là nơi làm việc tương lai; Desire – Mức yêu thích, ghi nhận công ty như là Nơi Làm Việc Lý Tưởng và cuối cùng, Action – Mức sẵn lòng ứng tuyển khi công ty có vị trí phù hợp.
Phần được chờ đợi nhất trong buổi lễ đó là Phần Công bố danh sách 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2014. 

Ở hạng mục Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam theo ngành nghề lần lượt đại diện các công ty được xướng tên lên sân khấu nhận giải như: HSBC, Unilever, Prudential, Nike Việt Nam, SamSung Việt Nam, Vietjetair, Bosch Việt Nam...
Giải thưởng Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất theo từng nhóm tiêu chí thuộc về: Unilever dẫn đầu ở 2 tiêu chí Cơ hội phát triển và Danh tiếng công ty. Vinamilk được bình chọn ở ở 2 tiêu chí Lương, Thưởng, Phúc lợi và Chất lượng công việc & Cuộc sống. Văn hóa & Giá trị và Đội ngũ lãnh đạo lần lượt thuộc về Intel và Microsoft. 
Danh sách một 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam được ban tổ chức công bố tại sự kiện và do thời gian có hạn nên BTC sẽ sắp sẵn bằng khen cho 100 ở phía bên ngoài lễ tân, sau khi dự lễ các doanh nghiệp có thể đến đó để nhận. 

Năm nay Unilever tiếp tục được người đi làm bình chọn là Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam. Đại diện Unilever bà Nguyễn Tâm Trang - Phó chủ tích phụ trách nhân sự lên nhận giãi trong tiếng vỗ tay giòn dã của người tham dự. 
Kết thúc phần trao giải là 30 phút nghỉ giải lao, phía bên ngoài BTC chuẩn bị sẵn trà nước và một số món ăn nhẹ cho khách tham dự. Đây là khoảng thời gian mọi người có thể gặp gỡ làm quen và trò chuyện với nhau. Tôi nghĩ đây cũng là cơ hội để chúng ta tạo mối quan hệ trong công việc. 
Tranh thủ giờ giải lao, mọi người ghé đến khu vực lễ tân để nhận bằng chứng nhận của công ty mình. 
Trở lại chương trình là phần chia sẻ từ những công ty hàng đầu về những chiến lượt, hoạt động của công ty để giữ chân và thu hút nhân tài trẻ. 3 đại diện đến từ 3 công ty nằm trong top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất VN 2014: Bà Nguyễn Tâm Trang - Phó chủ tịch phụ trách nhân sự công ty Unilever VN, Ông Vũ Minh Trí - Tổng giám đốc công ty Microsoft VN và Bà Nguyễn Tâm Thanh - Giám đốc nhân sự công ty Cargill VN. 
Sau phần chia sẻ của 3 diễn giả, Chị Thanh Nguyễn -Giám đốc điều hành công ty Anphabe mời các diễn giả nán lại sân khấu để cùng trò chuyện và trả lời một số câu hỏi đến từ người tham dự của chương trình. Tại phần hỏi và trả lời còn có sự góp mặt của chị Nguyễn Thị Bình Sơn - Trưởng phòng nhân sự công ty Nike VN. 
Kết thúc chương trình là những lời khuyên từ các chuyên gia trong ngành nhân sự. 

Ông Vũ Minh Trí: Tập trung vào con người bằng chiến lược hoặc là kế hoạch thực tế. những bạn trẻ trong con người thì phần trẻ là quan trọng nhất, phải chấp nhận điểm mạnh và điểm yếu của họ. điểm mạnh của họ không bao giờ là sự chững chạc mà là sự táo bạo, nhiệt huyết, vai trò coaching của người coach là cực kì quan trọng để làm sao chúng ta tăng độ trưởng thành của người trẻ lên và tiếp tục tận dụng tối đa long nhiệt huyết và sự ngây thơ, đừng trông đợi ngược lại vào các bạn trẻ.

Bà Nguyễn Thị Bình Sơn: : Mỗi công ty sẽ có lợi thế cạnh tranh của mình thì sẽ tập trung vào những lợi thế cạnh tranh đó, là cái làm cho mình nổi bật so với những đồng nghiệp và công ty khác xung quanh để truyền tải và get buy-ing của các đối tượng talent mà mình mong muốn. Có những thay đổi là kiểu phải get những thông điệp hay những gì mà công ty add core value, lợi thế của công ty và họ phải cùng hoà chung tiếng nói với công ty.

Và cuối cùng Bà Thanh Nguyễn chia sẻ: theo tôi phải định vị vị trí mình mong muốn chiến lược công ty như thế nào, mình muốn trở thành nơi làm việc thu hút được nhân tài thì phải cam kết với việc đó. Thứ hai là đừng nghĩ đốt cháy giai đoạn, đừng mong hôm nay làm, mai có kết quả liền,nó là một hành trình, một đoạn đường, một quá trình mà mình xây dựng thương hiệu theo cam kết của mình. 

Trên đây là toàn bộ chương trình sự kiện 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất VN 2014. Tôi ghi chép lại theo trí nhớ nên có thể sẽ không được đầy đủ và chi tiết những phần nào cũng giúp mọi người nắm rõ nội dung chính. Tham dự sự kiện bản thân tôi học hỏi được khá nhiều thứ cũng như quen được nhiều đồng nghiệp trong ngành. Chúc các anh chị một ngày làm việc vui vẻ. 
Nguồn Anphabe

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

CFO là gì và vai trò trong công ty


CFO - anh là ai?

Chief Finance Officer (CFO) là một trong nhựng "Ô" quan trọng nhất trong 1 công ty lớn (cùng với CIO, CTO, CRO v.v...). Nhưng qua thời gian làm việc với nhiều doanh nghiệp VN, tôi cảm thấy có lẽ nhận thức về vai trò của 1 CFO còn khá mơ hồ. Trong các khoản đầu tư Private Equity mà tôi đã tham gia tư vấn, có đến 9/10 nhà đầu tư nhận xét rằng doanh nghiệp họ đầu tư thiếu 1 CFO đúng nghĩa, không ít nhà đầu tư phải cật lực đi tìm CFO "cài" vào doanh nghiệp mà họ đã rót tiền vào.

Vì thế tôi lập thread này để discuss về CFO:
1. Vai trò của 1 CFO là gì?
2. CFO khác với kế toán trưởng như thế nào?
3. Có phải doanh nghiệp nào cũng cần CFO?
4. CFO mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp?

Rất mong nhận được nhiều ý kiến.

Cạnh tranh về giá theo đối thủ nên không?


Chào các thành viên trong diễn đàn!
chiến lược giá là một yếu tố tối quan trọng quyết định sự thành công và cạnh tranh với một sản phẩm sinh sau đẻ muộn của bất cứ doanh nghiệp nào trên thị trường. mình sẽ nói tới vấn đề định giá cho một sản phẩm " chúng ta gọi là đi sau" thì sẽ như thế nào nếu chúng ta định giá dựa vào đối thủ cạnh tranh "gọi là kẻ đi trước" trên thị trường.
với cách định giá dựa vào đối thủ thì vấn đề nào sẽ xảy ra khi " kẻ đi trước" có những "biện pháp phòng vệ" về giá sản phẩm của mình. điểm yếu của chiến lược này là gì?, có ví dụ nào cụ thể về một số thương hiệu nội ngoại cho vấn đề này không? mong nhận được sự chia sẽ một vài ý kiến của các bạn trong diễn đàn !
Nguồn Anphabe

Viết CV bức phá và cái kết hấp dẫn

Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật, thay vì liệt kê những kỹ năng tốt của bản thân trong CV thì Jeff Scardino (đến từ New York) chỉ kể mỗi tật xấu trong công việc mà vẫn thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng và thu lại được kết quả không ngờ.

Giải thích cho ý tưởng đặc biệt này Jeff Scardino cho biết anh chàng đang làm một cuộc thử nghiệm mới về việc viết CV. Anh muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng sự khác biệt sẽ làm mình nổi bật và cơ hội tìm được công việc mong muốn sẽ cao hơn. Theo đó anh đã ứng tuyển 10 vị trí tại các công ty khác nhau và gởi hai loại CV. Một loại CV thông thường liệt kê những ưu điểm và các thành tích mình đã đạt được trong công việc. Một loại CV được thiết kế đặc biệt hơn nói về những thất bại của mình trong công việc.

Chỉ trong một thời gian ngắn những CV thông thường chỉ nhận được một phản hồi từ một nhà tuyển dụng. Trong khi đó kết quả của những bản CV đặc biệt vô cùng khả quan khi có tới 8 phản hồi và 5 lời mời hẹn gặp mặt.

Trong CV của mình Jeff Scardino đã nói về những thất bại trong công việc và điều này đã khiến các nhà tuyển dụng chú ý đến. Theo CV, anh ghi:

1. Non-skills (Không có kỹ năng):

Mang công việc về nhà là vợ lại mắng.

Gặp khó khăn trong việc nhớ tên.

Không tập trung ghi chép khi đi họp, nhưng phải giả vờ là đang ghi, mặc dù tôi đang vẽ linh tinh.

Tôi sẽ cố gắng đúng giờ hơn.

Tôi sẽ nỗ lực hơn trong việc tập thể dục.

2. Missed honors (Thất bại):

Vẫn chưa thực hiện được Danh sách việc cần làm trước tuổi 30, mà chỉ còn đúng 1 năm nữa.

Cuốn sách đáng lẽ phải xong từ năm ngoái nhưng giờ tôi vẫn đang viết.

Bỏ lỡ việc cổ vũ cho người bạn tham gia cuộc thi viết kịch.

Không nhận được bất cứ giải gì thời còn là sinh viên.

Kế hoạch làm phát thanh viên của tôi chắc không bao giờ thành thực hiện được.

Không chạm đến được ước mơ làm DJ nữa rồi.

Một trong các công ty phản hồi:

“Đầu tiên, tôi khen ngợi anh. Tôi chưa bao giờ nhận được một CV nào đặc biệt thế này. Tôi đã đọc hàng trăm CV một năm, nhiều đến nỗi tôi muốn tìm một ai đó khác biệt. Tôi đã cho mọi người ở công ty đọc và họ rất nóng lòng muốn gặp anh”.

Một công ty khác phản hồi:

“Tôi vừa nhận được CV của anh. Nó thật sự rất sáng tạo. Nhưng không may, chúng tôi không còn vị trí trống. Nhưng tôi vẫn muốn gặp và trao đổi với anh. Đây là kiểu tư duy mà chúng tôi rất thích.

Scardino nhấn mạnh, anh muốn được đưa tư duy viết CV này đến các bạn trẻ đang tìm việc, bởi rõ ràng cách làm này độc đáo và gây được ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng.

Thử nghiệm lạ lùng này đã mang đến một kết quả đáng ngạc nhiên cho Jeff Scardino. Bạn có muốn áp dụng cách làm của Jeff Scardino để tìm cơ hội cho chính mình?
Nguồn Anphabe

Học cách từ bỏ nếu không thể đào tạo được

Đuổi việc nhân viên không phải lúc nào cũng là quyết định dễ dàng với các nhà quản lý. Thế nhưng, với một nhân viên có những đặc điểm dưới đây, việc sa thải là thật sự cần thiết.



1. Thường xuyên phàn nàn
Những nhân viên tệ thường xuyên phàn nàn và đối với họ chẳng có gì đủ tốt để hài lòng cả.

2. Luôn bào chữa
Họ không bao giờ chịu trách nhiệm cho hành động của mình, thay vào đó là tìm mọi lý do để bào chữa.

3. Thiếu nhiệt huyết
Khi một dự án mới được triển khai, họ thường tỏ ra không mấy hứng thú.

4. Không giúp đỡ những người khác
Câu cửa miệng của những người này là 'Đó chẳng phải việc của tôi' khi đồng nghiệp hoặc ai đó đề nghị sự giúp đỡ.

5. Chuyên ngồi lê đôi mách
Những người hay ngồi lê đôi mách, nói xấu người này với người kia sẽ ảnh hưởng xấu đến tinh thần đoàn kết của các nhân viên cũng như văn hóa của công ty.

6. Nói dối
Một nhân viên hay nói dối và thích bịa chuyện là mối nguy hiểm rất lớn cho công ty của bạn.

7. Thể hiện như mình biết tất cả mọi thứ
Họ thể hiện giống như mình biết hết mọi thứ và những điều bạn nhắc đến chẳng có gì là mới với họ cả.

8. Không có tinh thần làm việc theo nhóm
Một nhân viên chỉ khăng khăng làm theo ý mình mà không để ý đến ý kiến của các thành viên khác trong nhóm sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.

9. Thiếu trách nhiệm
Những nhân viên thiếu trách nhiệm thường đi làm muộn, không hoàn thành kế hoạch và chẳng bao giờ giữ lời hứa của mình.

10. Thiếu sáng tạo
Một nhân viên tốt sẽ luôn suy nghĩ, tìm tòi những cái mới trong khi một nhân viên tệ chỉ ngồi một chỗ và chờ xem người khác nói phải làm gì tiếp theo.

11. Không bao giờ đặt câu hỏi
Họ không hứng thú với việc đặt câu hỏi và học thêm những điều mới.

12. Thiếu tập trung
Những nhân viên kiểu này thường dễ dàng bị sao nhãng trong công việc.

13. Không phát triển
Một nhân viên không bao giờ cố gắng để trở nên tốt hơn sẽ chẳng thể giúp ích gì nhiều cho công ty của bạn.

Phỏng vấn thất bại tại ai

Không biết mọi người có ai cảm thấy fail một cuộc phỏng vấn công việc mong đợi là một trong những cảm xúc khó quên và rất đáng giá?


Mình chia sẻ cảm xúc này với các bạn, mặc dù kinh nghiệm đi phỏng vấn này của mình đã 4 năm trôi qua nhưng mình vẫn nhớ như ngày hôm qua, hihi, không phải mình có trí nhớ quá tốt, chẳng qua lần trượt ấy để lại cho mình nhiều kinh nghiệm và suy nghĩ để đánh giá lại bản thân. Để mình cảm thấy mình "tầm thường" đến mức độ nào, nhờ đó có những cố gắn nhiều hơn trong cuộc sống. 

5 năm về trước, cầm tấm bằng thạc sĩ nước ngoài của 1 viện công nghệ có tiếng, tự nghĩ, tự nhìn lại background về kiến thức, kinh nghiệm làm việc của mình cũng thuộc dạng kha khá. Hăm hở tạo mới lại profile trên các trang kiếm việc và chăm chỉ tìm những công việc phù hợp...Bao ngày trôi qua, bao nhiêu tuần trôi lại, cuối cùng thì cũng có một công ty mà mình thật sự muốn được là một thành viên của nó mời đi làm bài test.

Vòng 1: Test kiến thức, làm chung với 1 số người, viết viết, chép chép...cuối cùng cũng xong ( nghe đồn - đoán - là mình pass, vì pass thì mới đc vào vòng 2)

Vòng 2: Phỏng vấn trực tiếp, 3 người...Hỏi hỏi hỏi, trả lời trả lời trả lời, hehe, nhớ không nhầm thì mình cũng "chém gió" tùm lum dù chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn gì.

Một tuần sau, nhận đc phong thư, là cái format rất chỉnh chu và rất "kinh điển" gởi cho những ứng viên rớt, mình hong ăn trưa nổi luôn, tối hôm đó ngủ cảm thấy ấm ức lắm cơ, đúng nghĩa cảm giác "nuốt không trôi đc sự thất vọng" 

Đã gần 5 năm trôi qua, khi nhớ lại kinh nghiệm đi phỏng vấn đầy cảm xúc ấy, mình thật sự cảm ơn nó đã cho mình nhiều thứ, cảm ơn chị phỏng vấn bên phòng nhân sự đã cho mình biết những điều mà những năm gần đây mình mới phát hiện nó... đúng 

Trở thành sếp tài giỏi phải biết quản lí và quan tâm nhân viên


Kinh doanh là một cuộc chơi, và cũng giống như mọi trò chơi khác, nó có luật chơi riêng, có những người chiến thắng và những kẻ thua cuộc. Để thành công trong trò chơi đó, những người chơi- từ nhà quản lý đến nhân viên cần nắm vững và tuân thủ các quy tắc, luật chơi và hợp tác hiệu quả cùng nhau.
Kinh doanh là một cuộc chơi, và cũng giống như mọi trò chơi khác, nó có luật chơi riêng, có những người chiến thắng và những kẻ thua cuộc. Để thành công trong trò chơi đó, những người chơi- từ nhà quản lý đến nhân viên cần nắm vững và tuân thủ các quy tắc, luật chơi và hợp tác hiệu quả cùng nhau. Herry Ford từng nói: “Đến với nhau là một sự khởi đầu, song hành cùng nhau là sự tiến bộ, làm việc cùng nhau là sự thành công” để nhấn mạnh vai trò của sự hợp tác trong bất kỳ một tổ chức nào.

Tuy nhiên việc thu hẹp khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên nhằm đạt được sự đồng thuận, suy trì công việc chất lượng và đúng tiến độ là điều không dễ dàng. Hai tác giả Jack Stack và Bo Burlingham của cuốn sách The Great game of business (tạm dịch: Kinh doanh-một cuộc chơi lớn) đã đưa ra ý tưởng phương pháp quản lý mở, giúp giải quyết vấn đề này và được áp dụng tại nhiều công ty trên thế giới.

Một trong những nguyên nhân khiến lãnh đạo và nhân viên luôn có khoảng cách xuất phát từ những thói quen xấu của nhà quản lý. Các nhà quản lý có một thói quen xấu là chỉ nhăm nhăm tập trung vào mặt tiêu cực. Hai tác giả cho biết, nhiều thống kê cho thấy họ thường phản ứng rất nhanh trước những sự cố phát sinh và bỏ qua những việc làm đúng.

Một tình huống khá phổ biến với các nhà quản lý là giả sử bạn có 100 nhân viên, trong đó có một người không lúc nào ngừng kêu ca than phiền. Có thể nói tinh thần làm việc của công ty yếu kém là do người này. Anh ta kéo mọi người đi xuống và có thể khiến bạn đưa ra những chính sách hoặc thực hiện những thay đổi khiến 99 người còn lại chịu rủi ro. Bạn có thể quan tâm tới những vấn đề thậm chí không tồn tại, và quên không tuyên dương 99 người kia. Có thể bạn sẽ bỏ lơ một cơ hội lớn để khích lệ nhân viên, hay để đặt được những kết quả mà có khi trong mơ bạn cũng không dám nghĩ tới.

Đây là khuyết điểm nghiêm trọng. Một trong những trách nhiệm chính của nhà quản lý là xây dựng sự tự tin trong tổ chức. Để làm được điều đó, bạn phải nhấn mạnh vào mặt tích cực. Nếu bạn nhấn mạnh mặt tiêu cực, nó sẽ phá hoại công ty của bạn. Nó sẽ trở thành yếu tố làm nhụt chí nhân viên, mà công tác quản lý lại cần khích lệ nhân viên. Một lãnh đạo không biết khích lệ nhân viên là chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Bạn không thể khích lệ được ai nếu lúc nào cũng soi mói những điểm tiêu cực.

Jack Stack và Bo Burlingham nhấn mạnh thái độ tích cực của nhà quản lý có tác động ra sao đến tinh thần làm việc của nhân viên bằng một ví dụ thực tế về vấn đề vận chuyển chậm tiến độ khá nhiều của một nhà máy. Nhà máy này bị chậm tiến độ khá nhiều, nhưng ban quản lý tiếp cận vấn đề theo cách tích cực, không tập trung vào việc đó- họ tập trung làm những việc cần làm để đẩy nhanh công việc. 

Đầu tiên, những nhà quản lý chia nhỏ vấn đề ra, ghi lên bảng những công việc dã làm năm ngoái, và những gì đang thực hiện năm nay, từ đó đặt ra cho mình những kỷ lục cần đạt được. Việc tiếp theo họ thực hiện là nói với những nhân viên, công nhân rằng: “Năm ngoái chúng ta đã đạt được những thành tựu này, còn đây là một kỷ lục mới mà chúng ta lập tháng trước. Giờ thì hãy xắn tay áo lên và phá vỡ kỷ lục này đi.” Họ không muốn nhân viên suy nghĩ về áp lực công việc hay sự khó khăn của nó mà hãy nghĩ về những gì họ sẽ cảm thấy khi đạt được mục tiêu.

Bước tiếp theo: Ăn mừng mọi chiến thắng
Sau khi khích lệ nhân viên bằng cách tích cực khuyến khích vượt qua những kỷ lục thì việc tiếp theo nhà lãnh đạo cần làm là ca ngợi và tiếp tục cho họ động lực. Mỗi kỷ lục là một cơ hội để ban lãnh đạo ca ngợi nhân viên, khiến họ cảm thấy phấn chấn, xây dựng lòng tin và tự trọng. Có thể lúc đó nhân viên của bạn đang cảm thấy thất vọng hay chán chường. Nếu không tán dương họ, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội nâng cao tinh thần của đội ngũ bạn.

Bạn cũng có thể sử dụng các kỷ lục để thay đổi quan niệm của cả một công ty, để khiến nhân viên tự nhận thức được những trách nhiệm của mình. Nhân viên thường có xu hướng đổ lỗi các rắc rối nảy sinh cho ban quản lý, nhất là khi đó là những quản lý mới. Đây là bản chất con người. Họ sẽ đổ vấy bất kỳ rắc rối nào cho bạn nếu họ nghĩ rằng bạn sẽ chấp nhận nó. Và đúng là bạn sẽ chấp nhận điều đó trong một giai đoạn nhất định nếu vẫn đang trong thời kỳ học hỏi. Bạn đang trải qua quá trình đào tạo cơ bản.

Nhưng cuối cùng thì một nhà quản lý cũng phải tìm ra cách kiểm soát tình hình, và cách tốt nhất để làm điều đó là thu hút mọi người tham gia trò chơi. Thời điểm thích hợp có thể là khi họ lập được một kỷ lục mới trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ. Hãy tận dụng cơ hội này và ca tụng nhiệt tình kỷ lục. Hãy tán thưởng mọi chiến tích dù chúng nhỏ bé. Nếu bạn tán thưởng một chiến thắng nhỏ, nhân viên sẽ thuận đà mà giành được những chiến thắng tiếp theo. Dần dần, họ thậm chí còn không biết mình đang làm điều đó. Họ tập trung vào công việc và tự giải quyết những rắc rối gặp phải. Họ sẽ không đẩy trách nhiệm sang cho bạn nữa. Lúc này, họ đang rất vui vẻ, phấn chấn. Như vậy, nhiệm vụ của nhà quản lý là kéo dài tâm trạng vui vẻ đó.
Nguồn Anphabe

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Nhà tuyển dụng choáng với câu trả lời phỏng vấn có 1 không 2


Ứng viên trong câu truyện bên dưới là một sinh viên đã ra trường được 3 năm, tốt nghiệp bằng giỏi, học MBA, thành tích "dày đặc". Nhưng cực choáng với phần phỏng vấn của bạn này. Nội dung buổi phỏng vấn như sau:

NTD: Bạn có thể vui lòng giới thiệu bản thân? 

UV: Tất cả em đã viết trong CV rồi, chị vui lòng đọc CV. Ngoài ra có nói thêm đang ở đâu, làm gì...?

NTD: (hơi choáng nhẹ, hỏi tiếp) Vậy tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này của công ty? (sau khi phát hiện ra 3 năm trước bạn này cũng đã từng apply vào công ty này, vị trí này). 

UV: Muốn xem công ty phát triển thế nào trong 3 năm qua, cũng như trong 3 năm qua chị nhìn thấy em cũng đã như thế nào?  (hơi choáng vì câu trả lời không như mong đợi) 

NTD: Đặc thù kinh doanh của công ty là kinh doanh bán lẻ, lĩnh vực KD...vậy để đào tạo đội ngũ bán hàng thì cần đào tạo nội dung gì?

UV: Sau một hồi dẫn dắt dài dòng, có nói thêm "phải xây dựng tiêu chuẩn bán hàng như KPIs và BSC...

NTD: Bên mình có áp dụng KPI, nhưng KPI chỉ là để đo hiệu quả công việc, đo năng suất làm việc hai việc này hoàn toàn khác nhau.

UV: Phải xây dựng cả BSC cho nhân viên bán hàng.

NTD: Vậy BSC là gì? Các nội dung chính của BSC?

UV: BSC như em đã nói là bảng điểm cân bằng. Em xin phép không trả lời câu này vì không đúng nội dung phỏng vấn. 

NTD: (choáng thật). Muốn kiểm tra em sâu hơn xem em biết KPIs như thế nào thôi mà.

UV: Chị làm nhân sự thì chị thừa biết nó như thế nào.

NTD: Nhỡ chị chưa biết thì sao? Chị cũng muốn tìm hiểu thêm.

UV: Chưa biết thì đó là việc của chị. 

NTD: Vậy em có câu hỏi gì dành cho chị?

UV: Phỏng vấn là việc của chị. Chị phải nói để ứng viên biết thêm thông tin...Rồi là chị nên đi thẳng vào vấn đề, không nên để mất thời gian....

Không thể tiếp tục buổi phỏng vấn đành lịch sự cảm ơn và chốt buổi phỏng vấn. 

Nguồn Anphabe

Đồng nghiệp nữ trẻ , già ở công ty thường sẽ làm gì lúc rảnh nhỉ

Dưới đây là 5 điểm khác biệt giữa "gái già" và "gái trẻ" ở công sở. Cùng xem tranh và kiểm tra xem bạn là "gái già" hay "gái trẻ" nhé:

#1: Mục đích làm việc


#2: Chủ đề bàn tán nơi công sở



#3: Màn hình máy tính ở cơ quan


#4: Ăn trưa


#5: Khi tan giờ làm


Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Dân Maketing thì viết đơn xin việc như thế nào nhỉ?

Việc làm marketing là một công việc cần thiết, nhiều thử thách, đòi hỏi năng lực cao và sự phối hợp hoạt động ăn ý của các bộ phận, chưa kể để làm công việc này, bạn cần phải có óc sáng tạo, sự nhạy bén thị trường và biết phân tích. Nhận thức được điều này mà nhiều người chon việc làm marketing cho mình, vì thế mà khiến cho ngành này có tỷ lệ cạnh tranh khá cao. Vậy bạn còn chần chờ gì không thu hút nhà tuyển dụng bằng hồ sơ hoàn hảo của mình. Nếu bạn đã biết cách viết CV thông qua  hướng dẫn viết CV cho marketing  , thì giờ là lúc bạn cần khởi động các khớp tay và tập trung cho cách viết cover letter. Thực tế cho thấy, không một công ty nào sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ lại không cần đến việc làm marketing. Sự thành bại của một công ty phụ thuộc khá nhiều vào công việc này.


Cover letter giúp bạn cung cấp những thông tin, kỹ năng bạn muốn truyền đạt rõ ràng hơn trong khi CV không thể làm điều này cho bạn. Thông qua những cách viết cover letter dưới đây sẽ giúp bạn có một lá thứ xin việc thật hoản hảo để gửi đến nhà tuyển dụng.

1. Hãy biến cách viết cover letter của bạn như một bức thư “chào hàng” vậy, hãy xem bản thân là sản phẩm và bạn cần tìm cách để bán được sản phẩm này. Cách tốt nhất là nên viết hết những gì gọi là thế mạnh của bạn vào lá thư. Nhà tuyển dụng khi đọc cover letter của các ứng viên, họ muốn thấy tính cách, con người, và những gì bạn có. Bạn cũng không cần phải khiêm tốn khi viết ra những kinh nghiệm, thành tích mà bạn đạt được. Chỉ khi bạn cho nhà tuyển dụng thấy bạn là “món hàng” tốt nhất và có nhiều tiềm năng thì khi đó mới nhận được cái gật đầu thừ họ.

2. Cover letter là cơ hội để bạn nói rõ hơn về những thành công của bạn đã được liệt kê ở CV. Nói về những thành tích của bạn thật rõ ràng bằng cách trả lời 4 câu hỏi WHAT? WHEN? WHERE? HOW?. Vì đối với việc làm marketing, nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi kinh nghiệm và thành tích của bạn nên bạn cần tập trung nhiều vào phần này, nhưng không có nghĩa bạn kể quá chi tiết, cho nhà tuyển dụng thấy sự chuyên nghiệp của bạn qua cách bạn kể, sử dụng ngôn từ hợp lý, ngắn gọn, dễ hiểu.

3. Đưa ra lý do vì sao bạn chọn công ty mà bạn đang ứng tuyển. Cách viết cover letter này giúp nhà tuyển dụng biết bạn quan tâm công ty tới đâu và cách bạn thuyết phục họ. Bạn không thể tiếp thị cho sản phẩm của công ty trong khi bạn không hiểu về nó. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ về công ty mình có dự định vào làm việc, các sản phẩm cũng như mục tiêu của công ty, có thể thông qua trang web, facebook hoặc nhân viên trong công ty. Việc làm marketing rất rộng, bao gồm cả thuyết phục khách hàng. Vì vậy, muốn nhà tuyển dụng thuê bạn, bạn cần nắm chắc kiến thức, hiểu câu trả lời của mình và quan trọng là cách bạn thuyết phục họ.


4. Bạn đừng quên nói ra mục tiêu, những kỹ năng và làm thế nào bạn phát triển nó trong tương lai. Khi đọc đến đây của lá thư, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có mục tiêu và có chiến lược cho tương lai.

Nguồn: anphabe

Làm sao để công ty lựa chọn bạn từ hàng ngàn đơn xin việc

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, độ tuổi lao động năm 2015 tăng lên 180 nghìn người so với năm 2014, kéo theo đó là tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng lên 2.30%. Nguyên nhân là do nguồn cung thì ít mà nguồn cầu thì lại quá nhiều, không những thế, các công ty có nhu cầu tuyển dụng thì luôn không ngừng nâng cao chất lượng của nhân viên vì thế mà cơ hội được đi làm của nhiều người ngày càng bị thu hẹp lại. Vậy bạn nên làm gì để thoát khỏi con số 2,30% này? Ngày nay, nhu cầu tìm việc làm của người lao động ngày càng tăng cao. 

Quyền quyết định nằm ở nhà tuyển dụng có thấy bạn là ứng viên tiềm năng và phù hợp với công ty hay không. Theo các nhà tuyển dụng thì điều họ quan tâm không phải là bạn xuất sắc như thế nào? bạn có bằng cấp gì? Họ chỉ cần bạn cho họ thấy bạn có thể là được gì cho công ty? và bạn phù hợp với công việc này như thế nào? Thế nên những gì bạn cần làm để mình không “xui xẻo” lọt vào con số 2,30% đó là bạn phải chứng minh rằng bạn là người mà công ty đang cần tìm ngay từ khi viết cover letter.


Điều quan trọng ở đây bạn cần phải truyền đạt được cảm hứng của mình đến với công ty cũng như công việc mà bạn đang ứng tuyển. Đây là một số cách viết cover letter giúp bạn dễ dàng giải quyết những vấn đề này hơn:

1. Đọc, đọc và đọc thật nhiều

Cách viết cover letter tốt nhất là bạn nên dành thời gian để đọc và tìm hiểu văn hóa của công ty. Hãy suy nghĩ và phân tích đặc điểm của công ty như suy nghĩ và đoán tính cách của một con người vậy.

Bạn nên bắt đầu tìm kiếm trên trang web của công ty. Đọc nội dung được viết của các nhân viên - những người có hiểu biết rõ nhất trong nội bộ. Ngoài ra cũng nên tìm hiểu thông tin qua các trang như facebook hay twitter và bất kỳ trang mạng truyền thông nào của công ty.

Sau khi tìm hiểu về công ty và nắm được một số đặc điểm về nhân sự ở đấy, bạn hãy mang hết vào cover letter của mình, chứng minh rằng bạn hiểu về công ty và bạn cũng có cách làm việc chuyên nghiệp như nhân viên ở đó. Tìm hiểu về công ty còn giúp bạn có cái nhìn tổng quát và cách làm việc của nhân viên tại đây, từ đó bạn sẽ có cách viết cover letter tổng hợp được những kinh nghiệm và thành tích của bản thân sao cho phù hợp nhất.

 2. Thể hiện bạn là ai

Cách viết cover letter này có nghĩa là bạn cũng phải biết kết hợp giữa cá nhân bạn và sự chuyên nghiệp ở công ty.

Có hàng trăm hồ sơ được nhà tuyển dụng đọc trong một ngày, nhưng nếu hồ sơ nào cũng theo một khuôn khổ giống nhau, nói những nội dung giống nhau thì những tips về cách viết cover letter như thế này cũng không cần làm gì, chỉ cần đưa cho họ CV và hôm sau nhận cuộc gọi phỏng vấn. Chúng ta hơn robot là ở tính cách, thay vì chọn cách viết cover letter theo một cách rập khuôn truyền thống thì bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ai. Điều họ muốn thấy ở bạn khi đọc cover letter đó là sự phù hợp của bạn với công ty trên ở mức độ cá nhân. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy công ty cần bạn.

 3. Đừng tái sử dụng cover letter

Mặc dù cách viết cover letter được dùng nhiều lần để giúp bạn tiết kiệm thời gian, tuy nhiên, nếu đứng trên góc nhìn của một nhà tuyển dụng, bạn có chấp nhận một ứng viên với cover letter như vậy hay không? Thậm chí nếu chẳng may xảy ra sai lầm như quên viết lại tên của công ty chính xác thì sao? Việc các ứng viên thay thế từ, hay sao chép trong cách viết cover letter ứng tuyển cho công ty cùng ngành không phải hiếm. Nhưng qua việc này, nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá cover letter của ứng viên là thiếu chuyên nghiệp mà còn đánh giá người này thiếu sự nghiêm túc đối với công việc cũng như sự thiếu tôn trọng đối với công ty. 


Nếu bạn thật sự muốn công việc này, hãy chứng minh điều đó bằng cách viết cover letter thể hiện được đam mê của bạn về công việc và công ty. Hãy làm nổi bật cá tính độc đáo của mình, và chứng minh rằng bạn sẽ phù hợp cho vị trí mà bạn ứng tuyển bằng 3 cách viết cover letter ở trên.

Nguồn: Anphabe