Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

5 bí quyết Handal chia sẻ để trở thành một thủ lĩnh thành công

Ngày nay, các nhân viên đi làm gặp phải nhiều áp lực, việc gặp sếp cũng tạo nên áp lực với họ. Thay vì trở thành một người sếp đầy khuôn mẫu khiến nhân viên sợ sệt mỗi khi đối mặt, hãy biến mình trở thành một người lãnh đạo được nhân viên yêu mến.
Hãy quên đi hình ảnh của một vị sếp khuôn mẫu mà chúng ta luôn mặc định trong những bộ vest đen lịch lãm, tay xách cặp. Ngày nay, các nhà lãnh đạo xuất hiện với nhiều phong cách khác nhau. Chúng ta dễ dàng bắt gặp lãnh đạo của một công ty thương mại điện tử lớn trong chiếc quần jeans rất đỗi bình dị. Hay đã từng quen thuộc với hình ảnh Steve Jobs với mái tóc lốm đốm hoa râm, chân đi đất trong một buổi ra mắt thiết bị mới mang tính đột phá. Đăng tin tuyển dụng tại Vietnamworks hiện nay liệu có còn hiệu quả
Theo Peter Handal, giám đốc điều hành công ty chuyên đào tạo lãnh đạo mang tên Dale Carnegie Training có trụ sở tại thành phố New York cho biết "Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng yếu tố quan trọng nhất của người lãnh đạo hiện đại là có thể tạo nên sự nhiệt tình, năng lượng cũng như lan tỏa sự tự tin và nhiệt huyết của mình cho những người xung quanh".


Dưới đây là 5 bí quyết Handal chia sẻ để trở thành một thủ lĩnh thành công:

1. Dám đối mặt

Một nhà lãnh đạo tuyệt vời là người can đảm đối mặt với mọi thử thách và sẵn sàng đương đầu trong mọi tình huống dù đó là việc kinh doanh đang tuột dốc thảm hại hay việc công nhân đình công.
Không ngần ngại trao đổi với nhân viên của mình, cho họ biết về những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những thử thách công ty đang phải đối mặt sẽ giúp nhân viên cảm thấy họ được tin tưởng và sẽ không ngạc nhiên khi có những điều tồi tệ xảy ra.

2. Xây dựng niềm tin

Nhân viên sẽ trung thành và nhiệt tình hơn nếu như họ được làm việc trong một môi trường mà họ tin tưởng. Xây dựng lòng tin có thể bằng nhiều cách khác nhau. Đầu tiên hãy làm cho nhân viên thấy rằng bạn quan tâm đến họ, thể hiện sự quan tâm đó đối với những điều bên lề công việc. Hãy cho nhân viên của bạn thấy rằng bạn quan tâm đến thành công của họ và chia sẻ thường xuyên với nhân viên của mình về định hướng sự nghiệp .
Khi nhân viên phạm lỗi, không nên quở trách hay giận dữ ngay lập tức, mà bạn phải bình tĩnh giải thích cho họ hiểu vấn đề, tại sao việc làm của họ là không đúng cũng như cho họ hiểu được bạn mong muốn cách giải quyết thế nào trong tương lai. Hadal nói, khi nhân viên của bạn biết rằng họ mắc sai lầm nhưng bạn không giận dữ hay trách móc họ, thậm chí họ còn nhận được sự quan tâm chân thành từ phía lãnh đạo thì họ sẽ tin tưởng bạn tuyệt đối.

3. Đáng tin

Nếu bạn không thích mặc vest thì đừng cố khoác chúng lên người. Nhân viên hay các đối tác khi làm việc với bạn sẽ nhận ra sự gượng ép đó và họ sẽ đặt câu hỏi liệu rằng bạn có đáng tin không. Nếu bạn thích một đôi giày ngộ nghĩnh. Đừng ngần ngại đi chúng. Bạn là người thuyết trình hăng hái và hóm hỉnh? Hãy làm cho người nghe phải bật cười. Hãy sử dụng tất cả thế mạnh và phong cách độc đáo, cá tính của bạn để tạo nên phong cách lãnh đạo của riêng mình. Nên tìm các website tuyển dụng chất lượng, như Vietnamworks, anphabe, timviecnhanh…

4. Tôn trọng

Khi bạn kiểm soát những hành vi của bản thân theo một chuẩn mực đạo đức thì bạn cũng sẽ nhận lại những điều tương tự. Điều này sẽ giúp cho nhân viên và các cổ đông cảm thấy tự hào về công ty. Handal cho rằng nhân viên thường không muốn gắn bó với công ty nào mà họ cảm thấy mình không tôn trọng lãnh đạo và những giá trị của công ty.

5. Ham học hỏi

Một nhà lãnh đạo tuyêt vời là người không ngại đặt câu hỏi với tất cả vấn đề và luôn tìm kiếm những ý tưởng, thông tin mới. Người lãnh đạo tốt nhất là người biết rằng sự đổi mới và cách tiếp cận mới có thể đến từ rất nhiều nơi khác nhau và họ luôn nhìn ra để đón nhận những kiến thức và lắng nghe những người có thể cho họ những lời khuyên.
Handal nói: "Các nhà lãnh đạo thành công nhất mà tôi biết là những người tò mò và ham học hỏi. Họ quan tâm đến những thứ xung quanh họ và đóng góp tầm nhìn của mình vào những đổi mới tích cực."

Nguồn: Anphabe.com

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Chia sẻ 5 câu mở đầu tuyệt đối nên tránh trong cover letter

Bạn đừng nên viết Cover Letter của mình sơ sài khi xin việc, có thể bạn sẽ không nhận được cuộc gọi nào từ nhà tuyển dụng để đi phỏng vấn. Các người đi xin việc thường nhầm tưởng Cover Letter không quan trọng bằng CV, vì vậy nếu thấy nhà tuyển dụng đòi nộp Cover Letter thì chỉ viết qua loa cho xong chuyện cho đầy đủ hồ sơ. Các bạn không biết rằng việc không đầu tư vào Cover Letter là nguyên nhân đã khiến cho bạn chờ mãi mà không nhận được cuộc gọi nào từ nhà tuyển dụng đó.

Có một số nhà tuyển dụng không đoái hoài đến Cover Letter, mà sẽ đi thẳng luôn vào CV của bạn. Tuy nhiên nếu nhà tuyển dụng đã nhìn đến Cover Letter của bạn (điều này rất có khả năng nếu CV của bạn và một ứng viên khác khá giống nhau về kinh nghiệm), thì điều họ muốn thấy là những thông tin thật cụ thể, thật cá nhân về bạn, và họ muốn thấy được đam mê của bạn dành cho công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn có biết cover letter là gì không?

Cũng giống như khi bạn viết một cuốn sách, Cover Letter của bạn có được đọc hết hay không phụ thuộc vào câu mở đầu của bạn – câu mở đầu hay thì sẽ khiến nhà tuyển dụng hứng thú đọc tiếp, câu mở đầu chung chung và nhàm chán thì sẽ giúp Cover Letter của bạn lọt vào thùng rác nhanh hơn. Dưới đây là 5 câu mở đầu bạn nên tránh khi viết vào Cover Letter:

1. ‘To Whom it May Concern’

Nếu có ai đó gửi cho bạn một bức thư bắt đầu bằng câu này, bạn có đọc không? Nhà tuyển dụng cũng giống như bạn, không muốn đọc những Cover Letter bắt đầu chung chung như vậy. Vì vậy khi gửi Cover Letter, hãy cố gắng cá nhân hoá nhất có thể để gửi trực tiếp cho nhà tuyển dụng. Đây là một số cách bạn có thể áp dụng để cá nhân hoá lời chào Cover Letter của bạn.

2. ‘My name is…’                                                                
                                                            
Hãy tưởng tượng bạn chỉ có 5s để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn sẽ viết gì hay nói gì trong Cover Letter. Bạn nghĩ rằng nên dành thời gian đó để giới thiệu nhanh về background của bạn hay chỉ đơn thuần là giới thiệu tên, khi mà nhà tuyển dụng đã biết tên bạn ở ngay phần đầu của Cover Letter là gì.

3. “I Am Writing to Express my Interest…”

Chắc chắn là bạn đang viết Cover Letter để thể hiện sự quan tâm và niềm đam mê của bạn tới vị trí ứng tuyển rồi, đúng không nào? Vậy thì thay vì phải viết những lời sáo rỗng và thừa thãi như trên, hãy dành diện tích để viết thêm về lý do vì sao bạn quan tâm đến vị trí này, hay kĩ năng nào khiến bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng nên tuyển bạn ngay.

4. “I Have Enclosed for Your Consideration my Resume, Outlining my Qualifications…”

Cover Letter chỉ dài từ 1/2 đến 3/4 trang thôi, vì vậy đây không phải là nơi bạn dùng để thông báo với nhà tuyển dụng một thông tin hiển nhiên là bạn có đính kèm CV – vì nhà tuyển dụng đương nhiên biết thừa bạn phải có CV, nếu không có thì sao ứng tuyển được. Vì vậy hãy dành không gian để viết về lý do vì sao bạn ứng tuyển vị trí này, thông tin gì của công ty khiến bạn hứng thú hay kĩ năng nào của bạn phù hợp với vị trí của công ty. Đoạn cuối bạn có thể liệt kê những thời gian rảnh của bạn để nhà tuyển dụng có thể sắp xếp lịch phỏng vấn phù hợp.

5. “Although I do not have enough experience, but…”

Những câu dạng phủ định tương tự như thế này là rất kiêng kị, không nên viết vào CV. Bạn có thể chưa có nhiều kinh nghiệm, có thể không học đúng chuyên ngành, nhưng không có nghĩa là bạn phải liệt kê thông tin đó trong Cover Letter. Cover Letter chỉ gói gọi trong 1 trang, bạn nên dành khoảng không gian đó để làm nổi bật những điểm mạnh của mình, những điểm mà bạn phù hợp với công việc.

Vậy nên, hãy xem lại bản Cover Letter của mình và làm cho nó trở nên hoàn hảo nhất có thể. Đừng để trong 5-6s đầu nhà tuyển dụng đã phớt lờ đơn ứng tuyển mà bạn đã mất nhiều thời gian thực hiện.

Nguồn: Anphabe.com

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Cách làm nổi bật đơn xin việc

Mỗi bộ hồ sơ xin việc của bạn được lướt qua rất nhanh vì vậy muốn đượcchú ý đến bạn phải có điểm đặc biệt trong đó. Làm sao để viết một CV ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao khả năng và gọi mình phỏng vấn đây? Giải pháp là, hãy sử dụng những ‘từ khóa’ thật hay và hợp lý. Có 3 loại ‘từ khóa’ bạn nên sử dụng: từ khóa hành động, từ khóa kết quả, và từ khóa nhấn mạnh thành công. Hướng dẫn tìm việc làm hiệu quả trên các trang mạng xã hội và website chuyên về tìm việc làm.

Từ khóa hành động – Action Keywords

Khi đọc tin tuyển dụng, bạn nên ghi nhớ kĩ những kĩ năng nào mà nhà tuyển dụng đang cần để thể hiện trong CV của mình . khi nói về những dự án/vị trí làm việc cụ thể nhé.


Ví dụ, công việc trên đòi hỏi ‘Khả năng viết bài tốt’.
Thay vì viết:
“I have good writing skills – Tôi có khả năng viết tốt”
Bạn có thể viết
“I utilized my writing skills to create promotional articles for an English centre to recruit a number of 70 new students in 3 months”
“Tôi đã tận dụng kĩ năng viết của mình để tạo nội dung ấn phẩm quảng cáo cho trung tâm tiếng Anh, giúp thu hút 70 học sinh mới trong 3 tháng”
Có thể thấy, ở đây từ khóa hành động chính là các động từ mạnh. Ở ví dụ này mình đã dùng từ ‘utilized’ thay vì từ ‘used’ để nhấn mạnh hơn.
Một lưu ý nhỏ khi dùng động từ, các bạn nhớ dùng thì quá khứ V-ed cho công việc đã làm và V-ing cho những công việc đang làm hiện tại nhé. Ví dụ ‘utilized’ và ‘utilizing’

Từ khóa kết quả – Results Oriented Keywords

Nhà tuyển dụng muốn tuyển người có thể mang lại kết quả tích cực cho họ. Vì vậy hãy tận dụng những từ khóa như ‘increase’, ‘reduce’ kết hợp với những số liệu cụ thể từ những dự án bạn đã làm.
Ví dụ, để nói về kĩ năng quản lý, bạn có thể viết
“I increased profit amongst first year by 20% by managing a sale team of 20 members in my English centre”
“Tôi đã tăng lợi nhuận lên 20% trong năm đầu tiên bằng việc quản lý một đội ngũ sale 20 người tại trung tâm tiếng Anh”
Nhấn mạnh vào số liệu và sử dụng các từ khóa như: increased, reduced, redesigned, upgraded, initiated, implemented, reformulated, generated and produced

Từ khóa nhấn mạnh thành công

Tương tự, bạn cũng nên liệt kê được những thành công lớn đã đạt được. Hãy thông minh để không phải vất vả đi tìm việc làm mà chưa biết mình có được nhận hay không.



Để thể hiện sự phù hợp với công việc trên, mình có thể viết ”
“I was designated as the team leader for the sale team by my manager based on my previous record of accruing cost savings”.
“Tôi được giám đốc chỉ định làm nhóm trưởng của bộ phận sale, dựa trên những thành tích tốt trong việc tiết kiệm chi phí”.
Ở đây, mình đã sử dụng từ khóa ‘designated’, kết hợp với thành tích của mình, để gây ấn tượng hơn.
Một số từ khóa khác bạn có thể dùng: honored, awarded, promoted, selected, lauded for, received a bonus for, recognized, chosen and credited

Lưu ý khi sử dụng trong resume/ CV

Những từ khóa trên sẽ giúp cho CV các bạn trở nên nổi bật, dễ gây ấn tượng hơn, giúp bạn tìm việc làm nhanh hơn, nhưng nhớ phải nói về kinh nghiệm thực tế của các bạn nhé. Đừng lạm dụng những từ khóa này để nói về những việc bạn chưa hề làm.
Để tìm thêm nhiều từ khóa nên dùng, các bạn có thể search Google với ‘keyword for CV’ hay ‘resume keyword’…
Nguồn: Anphabe.com


Đơn xin viêc đầy đủ tạo ấn tượng tốt cho mình

Bạn gửi đơn xin việc lâu rồi mà chưa được gọi phỏng vấn, có thể do đơn xin việc của bạn có vấn đề. Bạn nên tìm hiểu và nhận viết cách viết cover letter là gì, nó sẽ mang lại hiệu quả như thế nào cho công việc của bạn. Một CV lý tưởng chỉ nên nằm gọn trong 1 trang giấy. Nhưng nếu bạn có quá nhiều thứ muốn thể hiện cho nhà tuyển dụng thì phải làm thế nào? Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm để giúp bạn nào có CV quá dài, có thể cân nhắc dựa vào đó để biết cần cắt phần nào đi để cho CV ngắn hơn.

1. Đừng tham lam, viết một cách chọn lọc

Có nhiều bạn “tham lam” quá, trước đây đã từng làm nhiều công việc, tham gia nhiều hoạt động xã hội là cố ghi được cho bằng hết vào CV. Từ những công việc lớn đến những hoạt động bé “chẳng đáng nói”, chẳng liên quan gì như hiến máu nhân đạo, nằm trong nhóm cổ vũ bóng đá,...

Lời khuyên của mình ở đây là, bạn nên chọn lọc hơn khi đưa thông tin vào CV. Cụ thể là ở phần “Work Experience” hay “Extracurricular Activities”, đừng cố tham lam để đưa vào càng nhiều càng tốt. Chỉ cần 2,3 hoặc 4 công việc, nhưng nếu bạn viết kĩ hơn về từng công việc, cụ thể đã làm gì, kết quả ra sao, đã học được kĩ năng gì từ đó, thì chắc chắn sẽ thuyết phục hơn là liệt kê bao la vào đó mà chẳng có cái nào liên quan. Bạn có tự hỏi rằng cover letter là gì không? Làm sao để viết cover letter tốt?



Vì vậy trước khi chúng mình quyết định đưa công việc nào vào CV, hãy đọc thật kĩ yêu cầu công việc từ nhà tuyển dụng, xem kĩ xem nhà tuyển dụng yêu cầu kĩ năng gì, kiến thức gì, từ đó chọn được công việc phù hợp.

2. Không phải công việc nào cũng quan trọng như nhau

Ở trên mình đã nói về cách chọn lọc công việc rồi, đoạn này mình muốn nói cụ thể hơn vào từng ý nhỏ ở mỗi công việc. Có một lỗi mà mình hay thấy các bạn mắc phải, đó là cố đưa càng nhiều càng tốt các gạch đầu dòng vào mỗi công việc, mà không quan tâm rằng gạch đầu dòng đó có thực sự quan trọng và liên quan để đưa vào hay không.
Ví dụ có một bạn gửi CV do mình sửa, bạn ấy ứng tuyển vào một công ty truyền thông, và trong CV có một vài gạch đầu dòng ở mục công việc “Marketing Executive” như thế này:
Planned and executed weekly Skype meeting with 20 executives in different countries such as Thailand, Phillipines and Indonesia.
Support manager as request.

Có thể thấy là gạch đầu tiên rất đầy đủ và chi tiết, cho thấy tầm quan trọng và quy mô công việc của bạn. Gạch đầu dòng thứ hai thì sơ sài quá, chẳng biết bạn ‘support’ cái gì cả. Vì vậy, nếu cảm thấy CV đang quá dài, bạn có thể loại bỏ những gạch đầu dòng sơ sài như thế này, để tập trung hơn cho những gạch đầu dòng quan trọng hơn.
Từ kinh nghiệm cá nhân của mình, nếu đang phân vân, bạn cứ ngồi viết hết tất cả những việc đã làm, sau đó ngồi lọc dần. Ví dụ có 10 việc lọc còn 7, rồi 7 lọc còn 5, 5 lọc còn 3. Một công việc có khoảng 4-5 gạch đầu dòng mình thấy là ổn, không quá dài cũng không quá ngắn.

3. Tránh trùng lặp thông tin

Cái này mình cũng thấy nhiều bạn gặp phải, chính mình cũng từng gặp phải, và rất dễ gặp nếu bạn làm nhiều công việc hoặc tham gia nhiều hoạt động ở nhiều vị trí tương đương nhau.
Ví dụ như hồi mình ở trường, mình là “Communication Leader” của 3 câu lạc bộ khác nhau liền. Rồi sau đó đi ra ngoài làm cũng là “Communication Leader” luôn. Bạn thấy thế nào nếu Nhà tuyển dụng đọc CV của mình, đến công việc nào cũng thấy “planning event” rồi “brainstorm marketing plan” rồi “managing Facebook”, lúc nào cũng giống nhau như vậy thì thật là phí.
Để làm cho CV của mình hiệu quả hơn, mình đã làm cho mỗi công việc khác biệt hơn một chút bằng cách bổ sung những con số vào các công việc của mình. Ví dụ có công việc mình chỉ quản lý Facebok 5000 likes thôi, nhưng công việc khác, mình cũng quản lý Facebook nhưng tận 20,000 likes lận, phải khác nhau chứ. Ngoài ra, mình cũng chọn lọc những khía cạnh khác nhau của công việc, để tránh bị trùng lặp. Ví dụ, cùng là “communication manager” nhưng có công việc thì mình sẽ liệt kê như “plan event”, “execute marketing plan”, có công việc mình lại chọn những khía cạnh khác như “finding sponsorship” hay “managing digital media” chẳng hạn.

4. Tìm những kĩ năng cần thiết của công việc bạn đang ứng tuyển

Mục số 4 này mình dành riêng cho các bạn đang có ý định chuyển đổi nghề – là trường hợp mình gặp rất nhiều khi làm tư vấn CV. Nếu các bạn học marketing, học kế toán, học quản trị nhân sự nhưng bây giờ lại muốn làm sales thì phải làm sao, phải viết CV như thế nào đây?
Việc các bạn cần làm là, ngồi soi thật kĩ xem trong yêu cầu công việc sale đó, nhà tuyển dụng yêu cầu điều gì. Ví dụ, nhà tuyển dụng yêu cầu kĩ năng “thuyết phục khách hàng”, “làm việc theo doanh số”, thì bạn phải dựa vào đó và nên có những ý đó trong các gạch đầu dòng ở CV. Ví dụ, nếu bạn học ngành nhân sự hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, chắc chắn bạn có kĩ năng thuyết phục và lôi kéo ứng viên, hãy ghi điều đó vào CV vì nó phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hay ví dụ bạn làm chăm sóc khách hàng rồi, bạn có kĩ năng giao tiếp tốt qua điện thoại thì hãy ghi điều đó vào, vì giao tiếp, thuyết phục qua điện thoại cũng là một kĩ năng mà người làm sale cần.

Vì vậy, với những bạn đang apply công việc trái ngành, đừng lo lắng quá. Có thể công việc bạn đã làm không liên quan, nhưng nếu chúng mình biết cách viết, thì vẫn có thể làm cho nó trở nên liên quan và thuyết phục nhà tuyển dụng hơn. Đừng viết những thứ không liên quan vào nhé. Ví dụ bạn làm sale bán thuốc, mà viết là có kinh nghiệm thiết kế bao bì sản phẩm thì không hề có liên quan rồi, khả năng “được” loại của bạn sẽ rất cao đấy..



5.Bạn có thành tựu nào đáng kể không?

Đây cũng là một phần nhỏ thôi, đó là mục “Award” hay “Achievement” trong CV. Mình thấy có nhiều bạn thường ghi vào đây về những lần đi hiến máu nhân đạo, việc các bạn đạt GPA 8.7/10 ở trường hay tương tự thế. Mình nghĩ những thứ trên đều rất tốt, nhưng không đủ sức thuyết phục và không làm nhà tuyển dụng ấn tượng.

Nếu bạn có những Achievement cao, như kiểu giải nhất bóng bàn toàn quốc, giải nhì Giọng hát việt, học bổng toàn phần Oxford hay nói được 5 ngôn ngữ, kiểu kiểu thế, thực sự khiến bạn khác biệt và bạn nghĩ rằng khó có ứng viên nào có được giống bạn, thì hãy nên ghi vào nhé. Còn nếu thường thường quá thì đừng ghi vào nếu CV đã dài quá rồi.đây là một số kinh nghiệm cá nhân của mình, hi vọng sẽ giúp cho CV của các bạn ngắn gọn và gọn gàng hơn trước khi gửi đến NTD. Các bạn nhớ nhé, NTD chỉ có từ 15s – 40s để đọc lướt qua một CV thôi đó.
Tham khảo thêm cover letter là gì và cách viết cover letter hay tại: Anphabe.com


Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Học cách tính lãi suất kép

Xem mấy video về kỹ năng làm giàu, nghe loáng thoáng ở đâu diễn giả nói về lãi kép (compound interest), tò mò ngồi tìm kiếm thì mình hoàn toàn bị cách làm giàu kỳ diệu này chinh phục.

Để giàu lên thì bạn phải có số vốn ban đầu, kết hợp lãi càng lớn, số vốn càng nhiều và thời gian càng lâu thì bạn càng giàu. Các bạn thấy đúng không nào?

Lãi suất kép đơn giản là sau khi lấy lãi về chúng ta đập vào tiền vốn, tiếp tục đưa tất cả số tiền đó để lấy về lãi giá trị cao hơn.

Ví dụ: 

Bạn gởi tiền ngân hàng 20 triệu, một năm lãi 10%. Năm thứ nhất bạn lấy về số tiền gốc 20 triệu, kèm với số lãi là 2 triệu bạn sẽ có số tiền là 22 triệu. 

Bình thường các bạn sẽ tiếp tục tính lãi với số tiền 20 triệu và lấy lãi 2 triệu về tiêu dùng. 

Tuy nhiên ở đây bạn sẽ không dùng số lãi đó mà lấy lãi 2 triệu đó đập vào tiền gốc 20 triệu bạn có 22 triệu và tiếp tục để ngân hàng. Năm thứ 2 bạn có số tiền cả vốn lẫn lãi là 22 triệu cộng với 2 triệu 2 trăm tiền lãi. Nhưng vậy năm thứ hai bạn có số tiền là 24 triệu 2 trăm ngàn đồng.

Chả thấy có gì hay hết. Ai biết tính một chút mà chẳng biết.

Bình tĩnh. Sự kỳ diệu của lãi suất kép ở đây là thời gian và lãi suất, qua vài năm đầu bạn sẽ chẳng thấy có gì khác biệt. Nhưng thời gian khoảng 20, 30 năm. Càng lâu bạn sẽ thấy nó khủng khiếp như thế nào!!!

Chúng ta làm toán một chút để rút ra được công thức kép nhé. Yên tâm mình cũng ngu toán lắm, cái này dễ hiểu nên mình tự đưa công thức để bạn hiểu rõ được sức mạnh của nó.

Nếu gọi V0 là vốn ban đầu, n là số lần trả lải, I là lãi suất và V là số tiền vốn gộp lãi hàng kỳ. Thì ta có như sau:

Lần nhận lãi 1: V = V0 * (1 + I)  // V0 + V0 * I;

Lần nhận lãi 2: V = ( V0 * (1 + I) ) * (1 + I)

….

Lần nhận lãi n: V = V0(1+I)^n

Công thức lập ra được là:

V = V0(1+I)^n

Quay về với bài toán lãi suất ngân hàng ban đầu. Với số vốn 20 triệu, lãi suất 10% trong vòng 30 năm. Vậy số tiền gốc là bao nhiêu?

Ráp vào công thức với:

Vo = 20 triệu

i = 10%

n = 30

Ta có:  20 triệu * (1 + 0.1)^ 30 = 348,988,045 (348 triệu …)

438 triệu từ 20 triệu tiền gốc ban đầu, sau 30 năm với lãi suất 10%. Một con số không hề tồi chứ nhỉ?

Nếu vậy thì ai cũng giàu hết rồi!

Nhìn thì đơn giản vậy thôi, chứ để làm được theo lãi suất kép được hoàn toàn thì là một kì tích.

Trong một khóa học về tài chính cá nhân, mình được biết những nhà tỷ phú như Warren Buffett lãi suất của họ cũng  khoảng 35% và họ là những người hiểu và vận dụng lãi suất kép một cách thuần thục.

Cái khó nhất để áp dụng lãi suất kép chính là việc duy trì lãi suất qua các năm, càng lâu càng tốt, càng lâu thì sức mạnh nó lại càng khủng khiếp.

Bí quyết thần kỳ của Lãi suất kép ở đây là: Vốn ban đầu, thời gian tính lãi và tỉ lệ lãi suất.

Nếu bạn là người còn trẻ thì đây là điều tuyệt vời cho bạn! bởi vì chiếu theo công thức số lần tính lãi (n) của bạn là khá lớn.

Mình học được gì từ lãi suất kép?

Mỗi người sẽ có cho mình một sự ứng dụng phù hợp, với mình thì mình rút ra phương pháp áp dụng như sau.

– Phải kinh doanh, và học kinh doanh. Vì những hệ thống kinh doanh giúp sinh ra lãi suất dễ và ổn định.

– Kinh doanh có lãi, không tiêu dùng hết mà phải lấy lãi tiếp tục sinh lãi (lãi mẹ đẻ lãi con).

– Ngay từ bây giờ (cái này mình chưa làm), sức mạnh của nó là thời gian. Nếu bây giờ chúng ta biết mà không làm, để tới khi tuổi đã lớn thì áp dụng công thức này sẽ không hiệu quả.

Lời kết

Chúng ta đã biết được lãi suất kép và sức mạnh của nó. Vậy sao không áp dụng nó vào cuộc sống mình nhỉ? Đầu tư mỗi khoảng tiền vào ngân hàng theo lãi suất kép sau 30 năm nữa để lo cho tuổi già? Các bạn nghĩ sao?!
Nguồn Anphabe

Thay đổi suy nghĩ về sếp Việt Nam

Xin chào các bạn, Hôm nay tôi muốn chia sẻ 1 chủ đề "Tâm lý ngại không muốn làm việc với Sếp mình là người Việt Nam"

- Hiện tại có khá nhiều người có tâm lý không muốn làm việc với Sếp mình là người Việt Nam. Hoặc khi có 1 cơ hội job mới, câu hỏi đầu tiên của các ứng viên là: Vị trí này báo cáo cho ai, họ là người Việt hay người nước ngoài, nếu câu trả lời là người VN thì họ từ chối luôn. 

Trong thế giới phẳng ngày nay cũng có nhiều người Việt đã chứng tỏ được năng lực lãnh đạo quản lý của mình. Chẳng hạn như CEO của Microsoft Vietnam, HSBC VietNam, Intel Vietnam cũng đã và đang là người Việt đấy thôi.

In my view, người Việt Nam mình rất tốt, năng lực quản lý lãnh đạo của người Việt mình ngày một được cải thiện hơn.

Các bạn cùng chia sẻ quan điểm và ý kiến về chủ đề này nhé. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các bạn mình đang muốn thay đổi tư duy của mình vì hiện tại mình cũng đang có tư duy như vậy. Quả thật mình cũng ko thích cái tư duy này
Nguồn Anphabe

Kinh nghiệm phỏng vấn với công ty nước ngoài

Ngày nay, nhiều người tìm việc làm Việt Nam chọn các công ty nước ngoài cho bến đỗ tương lai của mình, ngoài môi trường làm việc lý tưởng, lương cao, đãi ngộ tốt thì các công ty nước ngoài luôn dành cho nhân viên nhiều cơ hội phát triển bản thân cũng như cơ hội để thăng tiến. Tuy nhiên, bạn phải biết rằng: Mật ngọt hút kiến, công ty càng có nhiều cơ hội tốt thì càng có nhiều ứng viên muốn ứng tuyển vào làm việc. Nếu bạn may mắn qua được vòng xét hồ sơ thì vẫn còn vòng phỏng vấn “khó nhằn” đang chào đón bạn.


Kinh nghiệm đi phỏng vấn ở các công ty nước ngoài, không hẳn là ai giỏi chuyên môn, càng nhiều các loại bằng cấp thì cũng có thể ứng tuyển được vào. Có vẻ nhiều vấn đề nhỉ? Vậy làm thế nào có thể qua được cửa ải phỏng vấn của những ông chủ ngoại quốc khó tính này?

1.Hồ sơ ấn tượng

Bước đơn giản đầu tiên chó những người tìm việc làm ở công ty nước ngoài là bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bằng tiếng anh bao gồm CV, cover letter, các chứng chỉ và bằng cấp. Bạn nên tham khảo một vài kỹ năng hướng dẫn viết CV bằng tiếng anh và cách viết cover letter bằng tiếng anh để học hỏi thêm kinh nghiệm. Một hướng dẫn viết CV bằng tiếng anh và cách viết cover letter bằng tiếng anh ấn tượng là nhấn mạnh được những kinh nghiệm liên quan đến công việc mà bạn đang xin vào làm, hãy kê khai thật là đầy đủ và chi tiết. Những nhà quản lý nước ngoài rất thích những người tìm việc làm thông minh và năng động.

2.  Ngoại ngữ, vi tính là ưu tiên hàng đầu

Đây chính là điều kiện cần và đủ cho những người muốn tìm việc làm với những ông sếp nước ngoài. Thông thạo ngoại ngữ là yếu tố quan trọng. Ngôn ngữ chính được sử dụng trong các công ty nước ngoài đa phần là tiếng Anh, hoặc tiếng Nhật, Trung, Hàn… ở những công ty châu Á. Trước khi đặt chân vào những công ty có môi trường làm lý tưởng này, bạn cần phải bổ sung cho mình một số bằng cấp về khả năng ngoại ngữ, ngoài ra ngay trong buổi phỏng vấn bạn cũng cần thể hiện sự hoạt ngôn và tự tin khi giao tiếp trong tiếng anh hoặc một ngôn ngữ nào đó tùy thuộc vào văn hóa công ty bạn ứng tuyển.

Đối với các kỹ năng vi tính, ngoài một số kỹ năng cơ bản bạn cũng cần học thêm nhiều cái khác liên quan đến art hoặc kỹ năng mạng v...v...
3. Văn hóa công ty

Đây thực sự là kinh nghiệm đi phỏng vấn cần thiết. Với một công ty có môi trường làm việc lý tưởng thì có rất nhiều thứ để người tìm việc làm phải học và tìm hiểu. Tìm hiểu văn hóa, cách làm việc hay chính sách của công ty đó, để chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng khi làm việc cho công ty đó. Nếu như không thích nghi được thì bạn sẽ khó mà tồn tại được lâu trong một môi trường nơi mà bạn cảm thấy không thoải mái, và làm việc không hiệu quả là điều dễ hiểu.

4. Chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp thể hiện qua cách viết hồ sơ của bạn, cách bạn mặc trang phục khi gặp nhà tuyển dụng và cả cách bạn giao tiếp với họ. Kinh nghiệm đi phỏng vấn cho bạn đó là hãy chuẩn bị một bộ đồ veston, váy áo công sở, complet – cravat… rồi hãy là thật phẳng đến “không còn một nếp nhăn” nào nhé.

Khi giao tiếp với nhà tuyển dụng, phong cách nói chuyện tự tin, quyết đoán pha chút hài hước. Một bí kíp kinh nghiệm đi phỏng vấn nữa  dành cho bạn đó là nếu nhà tuyển dụng là người nước ngoài trực tiếp hỏi bạn, hãy thể hiện cho họ thấy tinh thần dân tộc của bạn. Bạn tưởng rằng khi bạn tôn vinh đất nước của họ, họ sẽ thích thú và chọn bạn. Thực tếkhông phải vậy, người nước ngoại họ không thích nịnh hót như vậy đâu.

Với những kinh nghiệm đi phỏng vấn ở trên cùng với sự chuẩn bị cũng như kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của mình, chỉ cần người tìm việc làm phải tự tin, thể hiện khả năng diễn đạt tốt, xử lý tình huống và chủ động nhiều hơn trong việc thể hiện những khả năng của mình cũng như nắm bắt những cơ hội tốt nhất thì công việc trong doanh nghiệp nước ngoài chắc chắn sẽ vào tay bạn.
Nguồn Anphabe

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Quản lí cần thận khi cho nhân viên dùng internet


Hiểu được cái lợi và hại của mạng xã hội Facebook, nhưng tôi thấy công việc của những coder hầu như không cần sử dụng đến Facebook, nó khiến bạn mất tập trung và lãng phí thời gian trong công việc. Nhiều lúc tôi nhìn sáng máy tính của một số nhân viên thuộc bộ phận của mình tôi nhắc nhở việc họ thường xuyên lướt Facebook, dường như họ không thể gạt bỏ Facebook ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Vì thế tôi muốn đặt ra một quy định chính thức tại bộ phận của mình về việc nghiêm cấm nhân viên sử dụng Facebook trong giờ làm việc, tôi biết sẽ gặp phải sự phản đối nhưng làm cách nào để các nhân viên chấp nhận quy định mới này và không tỏ ra bất mãn với tôi vì quá chèn ép họ?
Nguồn Anphabe

Thu hết can đảm xin tăng lương có nên không?

Hẳn là những nhân viên chúng ta khi có ý định xin tăng lương đều cảm thấy lo ngại,  rằng sẽ bị sếp đánh giá là quá tự cao tự đại và sẽ nhận được câu trả lời “không” từ sếp, rồi từ đó sự nghiệp của mình sẽ gặp trở ngại. Vấn đề nằm ở chỗ, không phải chúng ta nghĩ rằng chúng ta không xứng đáng được tăng lương, mà câu trả lời của sếp là vô cùng khó đoán. 


Ngay cả đối với những nhân viên tự tin nhất, việc thu hết can đảm để bày tỏ nguyện vọng muốn được tăng lương với sếp cũng là một việc khó. 

Vậy đâu là những yếu tố mấu chốt và thời điểm thích hợp để chúng ta xác định đề đạt nguyện vọng của mình? Mong nhận được những chia sẻ của các anh/chị trên diễn đàn.

Độ phủ có từ đâu thế?

Em đang làm trade marketing. Em có câu hỏi nhờ ACE anpha help giúp Em. 


Số là, mỗi lần đi công tác sếp em yêu cầu ghi lại số liệu độ phủ của sản phẩm trong các outlet. Nhưng thực tế là có trường shop có hàng của cty nhưng chủ shop sẽ không đặt hàng nữa vì nhiều lý do. 
Và thế là, có thể độ phủ Em có nhưng đó chỉ là số liệu trên giấy tờ nhưng thực tế thì độ phủ đó ko có sức mạnh đúng với con số nó mang theo. 

ACE có trải nghiệm hay chia sẻ cho Em với. 

Notes: Khái niệm Độ Phủ là từ đâu thế hả ACE. Vd:  from Philip Kotler, from Dale....
Nguồn Anphabe

Bạn mất gì khi làm kiểm toán cho công ty lớn

Hôm nay, tôi đã chính thức nộp đơn xin nghỉ
việc.

Tôi đã quyết định rời bỏ nghề kiểm toán.


Tôi - 24 tuổi - là nhân viên Big4 trong gần 2 năm - thời gian không dài,
nhưng cũng để thấm hiểu phần nào cái gọi là "đời kiểm toán"

Tôi không hiểu duyên cớ gì đã đưa tôi, một sinh viên Ngoại Thương đến
với nghề này. Cho đến trước ngày chính thức bước chân vào công ty, tôi vẫn chưa
từng nghĩ mình sẽ trở thành kiểm toán. Lúc sắp ra trường, tôi cũng như các bạn,
đều apply các nơi có thể. Lúc đó tôi có 2 offers đặt ở hàng đầu: 1 ngân hàng,
và 1 là công ty hiện tại. Tôi chọn công ty kiểm toán, vì đề thi vào đây khó
hơn, các vòng thi khó hơn, và vì thế tôi tin rằng môi trường làm việc sẽ toàn
người giỏi, sẽ vô cùng chuyên nghiệp. Và tôi không lầm!



Tôi không thể quên cái ngày đầu tiên bỡ ngỡ, khi cầm vào cái máy tính
xách tay mà không biết di chuột thế nào, khi mọi người hỏi hạch toán lương như
thế nào cũng không biết. Hành trang của tôi mang theo chỉ là Nguyên lý kế toán
cơ bản được học 5 tín chỉ ở trường. Sau khi được hệ thống lại kiến thức kế toán
chung nhất, bài học đầu tiên về kiểm toán của tôi là Phần hành tiền. Lúc ấy,
tôi cảm thấy thủ tục kiểm toán thật phức tạp, nhưng vô cùng logic và thú vị.
Tôi đã rất hài lòng về lựa chọn nghề nghiệp của mình!

Lần đầu tiên đi khách hàng là khoảng 1 tháng sau khi vào công ty. Khi
đó, các kiến thức kế toán còn chưa vững, các thủ tục kiểm toán còn chưa hiểu rõ,
tôi vô cùng lo lắng. Ngày đầu tiên ở khách hàng, tôi thấy các anh chị làm nhoay
nhoáy, tôi phải mở vở ra mới nhớ được mình cần làm những gì. Đợi mãi, chẳng
thấy ai hướng dẫn phải phỏng vấn khách hàng như thế nào, tôi quyết định ghi ra
tất cả những điều phải hỏi. Trước khi đi phỏng vấn khách hàng, tôi phải đọc đi
đọc lại và cố gắng nhớ kỹ những điều mình sẽ hỏi. Khi tổng hợp số liệu tôi
không biết phải lấy số ở đâu, vì tôi còn không biết hệ thống sổ sách kế toán
gồm những gì. Khi kiểm tra chứng từ, tôi không biết một nghiệp vụ như vậy cần
kiểm tra những chứng từ gì, vì tôi không nắm được chứng từ kế toán gồm những
gì. Phải nói rằng kiến thức vô cùng hổng và tất cả những gì tôi làm được ở
khách hàng đó là cố gắng làm theo những lý thuyết mà mình mới học được. Tôi biết
rằng mình đã phải đi khách hàng quá sớm, khi việc đào tạo chưa chín muồi!

Một kỷ niệm lần đầu đi khách mà tôi không thể quên, đó là việc tôi mắng khách
hàng. Nghĩ lại vẫn thấy buồn cười. Lúc đó, không hiểu kiểm toán là gì, cứ nghĩ
kiểm toán là đập bàn đập ghế, nên khi khách hàng không cung cấp chứng từ theo ý
mình, tôi đã nói rằng họ làm như vậy là thiếu hợp tác, cản trở công việc của
tôi, là họ làm sai hợp đồng đã ký giữa 2 bên. Cũng may, khách hàng đó hiền, nên
không có hậu quả gì nghiêm trọng xảy ra. 

Những cái "đầu tiên" thật không thể nào quên.

Sau 2 năm đi làm, tôi đã dần trưởng thành và hiểu biết rất nhiều. Tôi
nắm được các loại hệ thống sổ sách kế toán, các cách lưu trữ chứng từ kế toán,
biết cách tìm số liệu, hiểu được bản chất của các tài khoản, thậm chí còn biết
sử dụng một số phần mềm kế toán đơn giản. Tôi được gặp gỡ nhiều người, được ăn
nhiều món ăn lạ, đi đến những tỉnh thành phố mới. Nhưng đến khi tôi không cần
chuẩn bị sẵn và ghi lại những câu cần hỏi khách hàng, đến khi tôi có thể sử
dụng thành thạo máy tính mà không cần "di chuột", đến khi tôi hiểu rõ
tác dụng của các thủ tục kiểm toán, đến khi tôi cảm thấy mình nhạy bén với số
liệu và có thể cảm thấy các sai sót, đến khi tôi ý thức rõ rằng mình là người
cung cấp dịch vụ, phục vụ khách hàng, phải mềm mỏng nhún nhường với người ta;
đến khi tôi biết cách làm việc với những kế toán khó tính cũng như dễ tính; thì
lại là lúc tôi bỏ nghề.

Lý do ư: tôi là con gái, cũng đến lúc phải lập gia đình. Bạn trai tôi không
thể chịu nổi cảnh tôi đi nơi này nơi khác, ở khách sạn, rồi gặp gỡ người này
người khác, công việc thì lu bu, ngày có 24 tiếng thì đi làm 12 tiếng (7h30
sáng - 7h30 tối), ngủ 8 tiếng, thời gian dành cho "tình yêu" quá ít
ỏi. Là bạn trai còn khó chịu, huống chi là chồng thì phải hi sinh lắm mới cho
vợ làm kiểm toán.

Tôi không hối hận vì quãng thời gian gần 2 năm vừa rồi, và tôi cũng
không hối hận vì lá đơn xin nghỉ việc ngày hôm nay. Dù rằng tôi chia tay nghề
trong tiếc nuối, nhưng tôi biết phải thế và không còn lựa chọn khác tốt hơn cho
thực tế cuộc sống của mình…
Nguồn Anphabe

Viết CV dành cho những người không biết tên nghề chính phải làm sao?

Chào các anh chị em,

Hầu hết mọi người đi làm đều được chia vào ngành nghề cụ thể ví dụ: Marketing, PR, Kế Toán. Tuy nhiên, em muốn xin các anh chị ý kiến cho trường hợp của em như sau liệu công việc của em hiện tại có được cho một cái tên cụ thể nào không. Mô tả công việc của em như dưới đây:

- Phát triển thị trường xuất khẩu: Nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch, tạo tài liệu phát triển thị trường, điều phối chiến lược tới các phòng ban và thực hiện trực tiếp (có cả đăng kí & tham gia hội chợ trong và ngoài nước). Nghiên cứu và phân tích sản phẩm -  thị trường triển vọng hợp tác với nhà cung cấp.

- Marketing & Sales: Nghiên cứu và lập kế hoạch + theo dõi thực hiện bộ phận M&S.

- Dịch vụ khách hàng: Lên và kiểm soát chiến dịch chăm sóc khách hàng

- Thương mại điện tử: thực hiện 3 bước đầu trong quá trình (chủ yếu thông tin điện tử)

- Tham gia dự án thầu: Chia nhà cung cấp và mặc cả.


Các công việc trên em thực hiện đều ổn và em cũng rất thích công việc của mình. Tuy nhiên, em thực sự gặp vấn đề khó khăn khi đi "Phỏng vấn" vì theo lệ thường nhà phỏng vấn hỏi về công việc em đã thực hiện ... em có  mô tả công việc trên kèm bằng chứng về kết quả công việc. Nhưng hầu hết nhà phỏng vấn không biết sắp xếp em vào bộ phận nào và cũng có số ít các trường hợp không tin khi mới chỉ nhìn vào CV.

Liệu em có nên giữ nguyên CV như gì mình đã thực hiện, hay thay đổi nó cho phù hợp với từng nhà tuyển dụng và từng vị trí (Ví dụ: chỉ tập trung back ground của mình vào Marketing hoặc Phát triển thị trường)? Các công ty trước em làm theo hợp đồng 1 đến 2 năm khi có các dự án và vấn đề cụ thể của bộ phận cần xây dựng quy trình chuẩn .v..v... và nhà tuyển dụng đã biết năng lực của em. Hiện tại, em muốn gắn bó lâu dài với một công ty và muốn tự tìm một công ty phù hợp với bản thân không qua giới thiệu nên muốn nhận được lời tư vấn của các anh chị tư vấn nhân sự rằng Nên tập trung vào một mảng (vì có thể công ty giao nhiều công việc 1 lúc chỉ là muốn khai thác/ bóc lột khả năng nhân viên tối đa) hay đó cũng là một ngành nghề tuy rằng chưa có tên nhưng vẫn có thể theo đuổi.

Rất mong nhận được góp ý và hồi âm từ mọi người!
Nguồn Anphabe

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Kiếm tiền trong nghề mình chọn

Lương khởi điểm thuộc ngành Y dược, vị trí Trình dược viên là cao nhất (lên tới 18 triệu/tháng), trong khi ngành Ngân hàng ở vị trí Giao dịch viên là thấp nhất (4 triệu/tháng)

Dưới đây là bảng thống kê mức lương khởi điểm trong năm 2014 ở một số nhóm ngành nổi bật. Dữ liệu được tham khảo từ Adecco - tập đoàn về các dịch vụ nguồn nhân lực

Nguồn Anphabe

Nên xin nghỉ để tăng lương không?


Cách đây một năm có một người đồng nghiệp của tôi đã dùng cách này để được sếp tăng lương. Tất nhiên anh này cũng là người giỏi của công ty, anh ta làm việc tốt sếp cũng ưu ái nhiều cái đến một ngày anh xin nghỉ sau 2 năm làm việc. Tôi chỉ biết anh ta nói với sếp nhận được một offer tốt ở một công ty khác và tất nhiên sếp sẽ dùng nhiều cách để giữ chân anh ta ở lại với công ty. Quả thật sếp tôi cũng lười tuyển dụng người mới, nhất là tuyển được người làm được việc và phù hợp với văn hóa công ty nên sếp quyết định tăng lương để giữ anh ta ở lại. Sau đó tôi không thấy anh ta mà vẫn đi làm bình thường. Sau anh này, tôi cũng nhìn thấy nhiều trường hợp được sếp tăng lương thì liền ở lại ngay vì dù sao gắn bó ở công ty, quen người quen việc cũng dễ hơn. Các anh chị nghĩ sao về vấn đề tôi vừa nêu, có nên áp dụng hay không? Nếu áp dụng thì thì ưu và khuyết là gì?
Nguồn Anphabe

Cách xử sự của người có 11 năm kinh nghiệm


Một công ty lớn tuyển mộ nhân sự và số người ứng thí rất đông. Họ đều có bề dày kinh nghiệm và có bằng cấp, học vị đáng kính nể. Qua ba vòng thi tuyển chỉ còn lại 11 người lọt vào vòng cuối cùng cho sáu vị trí quan trọng của công ty do chính tổng giám đốc và những nhân vật cao cấp trong công ty trực tiếp phỏng vấn.

Khi vị tổng giám đốc phát hiện có đến 12 người tham dự, ông hỏi: "Ai trong số các vị đã không lọt qua các vòng tuyển chọn trước đó"?.

"Thưa ông, tôi" - Một chàng trai đứng dậy nói. "Tôi bị loại ngay từ vòng đầu nhưng tôi tin mình có thể trúng tuyển nên vẫn muốn thử sức ở vòng cuối cùng này".

Mọi người trong phòng đều bật cười, kể cả ông già lo việc trà nước đứng ở phía cửa ra vào. Ông tổng giám đốc vừa ngạc nhiên, vừa tò mò hỏi tiếp: "Anh đã bị loại từ vòng đầu, vậy hôm nay anh tới đây có nghĩa gì"?

"Tôi chỉ tốt nghiệp đại học và là một nhân viên bình thường nhưng tôi có 11 năm kinh nghiệm làm việc và đã từng làm cho 18 công ty khác nhau" - Rất tự tin, chàng trai trả lời.

"Bằng cấp, học lực và chức vụ của anh đều ở mức trung bình. 11 năm kinh nghiệm làm việc tại 18 công ty khác nhau đúng là điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên với tư cách là nhà tuyển dụng, chúng tôi không thích điều này". - Ông tổng giám đốc ngắt lời.

"Thưa ông, tôi không hề chuyển công ty mà tại vì 18 công ty tôi đã từng làm việc đều... phá sản" - Chàng thanh niên vẫn trả lời tỉnh bơ.

Lần này thì cả khán phòng cười ồ. Có tiếng bình phẩm từ phía trên: “Cậu ta đúng là người xui xẻo”. Nhưng chàng trai nói tiếp: "Tôi cho rằng đó mới chính là điểm mạnh của riêng tôi mà không phải ai trong quí vị ở đây cũng có được".

Cả phòng lại ồn ào lên. Lúc này, ông già phục vụ nước tiến đến bàn chủ tọa và rót nước cho các vị lãnh đạo trong hội đồng giám khảo. Chàng trai tiếp tục:

"Tôi hiểu rất rõ 18 công ty đó bởi tôi đã từng cùng những đồng nghiệp của mình chung lưng đấu cật để kéo chúng khỏi bờ vực phá sản. Tuy không thành nhưng tôi đã học được rất nhiều từ những sai lầm khiến công ty thất bại. Đa số chúng ta thường thích tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm để thành công, nhưng khác với quí vị, tôi chắc chắn có nhiều kinh nghiệm hơn người khác ở chỗ biết làm thế nào để tránh sai lầm và thất bại. Tôi biết chắc những kinh nghiệm để thành công thường có những điểm tương đồng nhưng lý do để dẫn đến thất bại thì luôn khác nhau. Thật sự rất khó biến kinh nghiệm thành công của người khác thành của cải của chính mình, nhưng chúng ta lại rất dễ phạm sai lầm của kẻ khác".

Nói xong, chàng trai đứng dậy tỏ ý muốn đi ra khỏi phòng. Ông phục vụ già lại chồm lên rót nước cho ông tổng giám đốc. Bất ngờ chàng trai quay đầu lại mỉm cười và nói với ông tổng giám đốc: "11 năm với 18 công ty khác nhau cho phép tôi có sự quan sát và óc phân tích về người và việc. Vì vậy, tôi biết rõ vị giám khảo thật sự của ngày hôm nay không phải là ông mà chính là ông già lao công, phục vụ nước".

Cả 11 thí sinh trong phòng đều ngạc nhiên nhìn về phía người phục vụ già với ánh mắt hoài nghi. Lúc này, ông già lao công mỉm cười hài lòng và nói: "Rất giỏi! Anh sẽ là người đầu tiên được nhận vào làm việc tại công ty chúng tôi."
Nguồn Anphabe

Bỏ 18 thói quen xấu này bạn sẽ có công việc mơ ước

Nhiều người trước khi tìm thấy công việc phù hợp phải trải qua không ít lần phỏng vấn và gặp thất bại bởi những thói quen xấu.

Theo Business Insider, dưới đây là 18 thói quen xấu khiến bạn mất điểm ngay từ vòng phỏng vấn.


1. Cẩu thả

Bà Rosalinda Oropeza Randall - chuyên gia về nghi lễ, tác giả cuốn Don’t Burp in the Boardroom - chia sẻ: “Sơ yếu lý lịch là điều đầu tiên nhà tuyển dụng chú ý tới.

Nếu mắc phải một lỗi dù nhỏ về chính tả và ngữ pháp trong CV, chắc chắn rằng ấn tượng ban đầu của bạn sẽ không tốt. Nhiều nhà tuyển dụng khó tính có thể loại thằng tay CV của bạn”.
Kinh nghiệm phỏng vấn xương máu của nhiều người là không nên hút thuốc hay uống rượu ngay trước khi phỏng vấn.

2. Không tìm hiểu trước

"Nhà tuyển dụng thường để ý những ứng viên tìm hiểu kỹ về công ty cũng như vị trí họ ứng tuyển.

Điều này thể hiện rằng bạn đã quyết định lựa chọn công việc sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chứ không phải chọn bừa" - Rosemary Haefner, giám đốc nhân sự của CareerBuilder, cho biết.

3. Cố gắng thu hút sự chú ý vào thứ không cần thiết

Theo Randall, nếu bạn muốn sơ yếu lý lịch của mình thực sự nổi bật, hãy chú ý đến nội dung và cách trình bày CV. Sử dụng giấy màu với vô số loại phông chữ, thậm chí cả bìa hoa giấy tất nhiên sẽ khiến hồ sơ của bạn nổi bật, nhưng là theo cách khác.

4. Hút thuốc, uống rượu

Kinh nghiệm phỏng vấn xương máu của nhiều người là không nên hút thuốc hay uống rượu ngay trước khi phỏng vấn. Không nhà tuyển dụng nào cảm thấy dễ chịu khi phỏng vấn một ứng viên với miệng có mùi thuốc lá hay hơi rượu nồng nặc.

5. Mất vệ sinh

Dù khu bạn ở có bị cắt nước hay không, hãy nhớ tắm rửa sạch sẽ trước khi đi phỏng vấn. Thiếu chăm chút về ngoại hình sẽ khiến nhà tuyển dụng ngầm hiểu rằng, với công việc, thái độ của bạn cũng tương tự như vậy.

6. Đến muộn

Đúng giờ là điều quan trọng đối với bất cứ nhà tuyển dụng nào. Nếu ứng viên đến trễ, làm sao họ có thể tin bạn sẽ đi làm đúng giờ trong những ngày sau?

Khi phỏng vấn, tốt nhất nên đến sớm hơn so với lịch hẹn khoảng 15 phút. Bạn nên ngồi một quán cà phê hay đi dạo, trước khi bước vào quá trình phỏng vấn.

7. Nhắn tin trong lúc chờ

Nếu bạn đến sớm hơn giờ hẹn phỏng vấn sẽ rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên nhắn tin trong khi chờ đợi. Điều này sẽ khiến bạn trông giống như đang xao nhãng, tâm trí ở một nơi nào khác.

8. Chải chuốt ở nơi công cộng

Mang theo một bộ dụng cụ chăm sóc tóc hoặc trang điểm tiện lợi khi đi phỏng vấn là việc rất nên làm. Tuy nhiên, thay vì tô lại son hay chải lại tóc ở khu vực lễ tân, bạn có thể đến sớm vài phút và chải chuốt trong phòng vệ sinh.
Bạn không nên chải chuốt, trang điểm ở khu vực lễ tân khi chờ đợi đến lượt phỏng vấn.

9. Mang theo quá nhiều đồ

Khi đi phỏng vấn, bạn chỉ nên mang theo sơ yếu lý lịch và các giấy tờ liên quan. Những vật dụng không cần thiết như điện thoại, túi xách, chai nước, bạn nên để ở xe, tránh vướng víu khi bắt tay nhà tuyển dụng.

10. Ăn mặc không thích hợp

Phong cách ăn mặc cũng được các nhà tuyển dụng soi xét. Nhiều ứng viên không chú ý vẻ bề ngoài mà luôn nghĩ rằng, kiến thức và kinh nghiệm mới là yếu tố quyết định.

Tuy nhiên, ăn mặc quá nhếch nhác hay quá cầu kỳ… cũng khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm. Họ nghĩ rằng, bạn không tôn trọng, cũng như không phù hợp nét văn hóa của công ty.

11. Nói không suy nghĩ

Đây là thói quen tệ hại và gây bất lợi trong suốt quá trình tìm việc. Ví dụ, nói linh tinh với nhân viên lễ tân có thể khiến cơ hội tìm được việc của bạn bằng không.

Lễ tân giống như tai mắt của công ty và những gì bạn nói với họ có thể sẽ được truyền tới giám đốc nhân sự.

12. Ngắt lời khi đang nói

Trong khi tham gia phỏng vấn, bạn tuyệt đối không được ngắt lời nhà tuyển dụng. Điều đó thể hiện bạn không tôn trọng họ hoặc thiếu kiên nhẫn.

Lựa chọn sai thời điểm nói có thể khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

13. Nói xấu công ty, đồng nghiệp cũ

Trong buổi phỏng vấn, nếu bạn nói xấu công ty cũ nghĩa là bạn đang “tự đào hố chôn mình”. Nhà tuyển dụng chắc chắn lo ngại nếu phải tuyển một người nói xấu về công ty, đồng nghiệp cũ.

Hoặc chẳng may, sếp công ty cũ quen biết với người đang phỏng vấn bạn thì bạn lại càng mất điểm, mất cơ hội. Nếu thật sự bạn có điều không hài lòng về công ty cũ của mình, thì tốt nhất cũng nên im lặng.
Nói xấu công ty và đồng nghiệp cũ là điều cấm kị không được đề cập đến trong quá trình phỏng vấn.

14. Nói quá nhiều

Nhiều ứng cử viên thường hay mắc phải lỗi này. Họ nói quá nhiều, không tập trung vào chủ đề then chốt, khiến câu trả lời trở nên lủng củng. Một nguyên tắc vàng ở đây là đừng bao giờ để câu trả lời của bạn quá dài.

15. Văng tục

Khi tham gia phỏng vấn, dù gặp phải bất kỳ tình huống nào, bạn cũng tuyệt đối không được văng tục, chửi thề. Đây là thói quen xấu, không nên thể hiện trước những người mới quen, đặc biệt là nhà tuyển dụng. Họ sẽ đánh giá bạn là người mất lịch sự, thiếu suy nghĩ, hay mất bình tĩnh.

16. Nói dối

Theo báo cáo của một cuộc khảo sát gần đây, 69% các nhà tuyển dụng không thích ứng viên nói dối, tự thêu dệt những việc không có.

Nhà tuyển dụng là những người thâm niên trong ngành. Dĩ nhiên, họ biết nhiều hơn bạn.

Nói dối cũng chỉ là "múa rìu qua mắt thợ". Hãy trả lời trung thực, thẳng thắn những câu hỏi của nhà tuyển dụng.

17. Không biết sử dụng ngôn ngữ hình thể

Mọi cuộc phỏng vấn đều khiến mọi người căng thẳng và áp lực. Vì vậy, trong quá trình trả lời câu hỏi, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể để diễn tả, làm không khí trong phòng trở nên thoải mái hơn và thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn rất hứng thú với vị trí ứng tuyển.

18. Không gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng

Một việc quan trọng là bạn cần viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn xin việc, nhất là buổi phỏng vấn thứ hai. Gửi thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn là biện pháp nhấn mạnh sự hứng thú của bạn với vị trí và tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.
Nguồn Anphabe

Bạn bị loại bỏ nhanh chóng khi cương quyết nghĩ việc


Các Anh/ Chị nhiều kinh nghiệm cho ý kiến về tình huống, khi nv xin nghỉ việc, lúc đầu sếp thuyết phục ở lại, nv đó vẫn quyết nghỉ. Ngay sau khi ký vào đơn, Sếp "quay lưng" ngay với nv đó, né tránh nói chuyện, không cho tham gia các cuộc họp như trước, không giao việc, không care bất cứ điều gì..., thậm chí còn có thái độ với nv này...cực kỳ mất lịch sự

Khi tuyển được ứng viên khác vào thay thế, không báo trước, đùng cái vào, nv kia chưa hết hạn thông báo trước (theo luật) đã được yêu cầu bàn giao ngay trong 1 ngày, và nói bóng nói gió là cho nghỉ ngay sau khi bàn giao, mặc dù còn 20 ngày nữa mới hết hạn thông báo theo luật lao động,.... Các Anh/ Chị thấy funny không?

Trước đó, thì rất hợp ý, làm ăn rất ăn ý nhau, đang là anh em tốt...

Theo các ANh/ Chị, Nv này nên cư xử thế nào cho đúng và cư xử thế nào cho phù hợp với tình huống này?
Nguồn Anphabe